Bình luận đáng chú ý về "chủ nghĩa Monroe phiên bản Trung Quốc"

03/03/2014 07:45
Việt Dũng
(GDVN) - TQ là quốc gia kiểu truyền thống, coi trọng quân sự, sẽ tập trung vào lãnh thổ, áp chủ nghĩa Monroe với khu vực, nhưng báo Mỹ cho sức mạnh quân sự là lỗi thời.
Biên đội tàu sân bay Trung Quốc vừa "khuấy đục" Biển Đông
Biên đội tàu sân bay Trung Quốc vừa "khuấy đục" Biển Đông

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 25 tháng 2 đăng bài viết nhan đề “Báo Mỹ quan tâm chủ nghĩa Monroe phiên bản Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự lỗi thời” của tác giả Gregory Kopp.

Bài viết cho rằng, sau khi bước vào năm ngựa 2014, bên ngoài chỉ trích Trung Quốc vượt ra khỏi ranh giới địa lý, có ý đồ chi phối và kiểm soát khu vực ngoài phạm vi chủ quyền. Rất nhiều quan chức các nước Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương bày tỏ quan ngại, thường là phẫn nộ, đặc biệt là quan chức Mỹ.

Mãi đến gần đây, Mỹ mới thừa nhận một cách không thoải mái rằng, lực lượng chiến lược của Trung Quốc đang tăng lên, nhưng vẫn cho rằng Trung Quốc cần ít nhất vài chục năm nữa mới có thể "đuổi kịp" Mỹ về sức mạnh quân sự.

Trong bối cảnh này, năm 2013, tình thế của Trung Quốc làm cho rất nhiều nhà quan sát chấn động, họ không biết phản ứng như thế nào, thậm chí không biết thế nào mới có thể phản ứng đủ.

Điều họ quan tâm hơn không phải là sự tăng cường về sức mạnh quân sự, công nghệ và tài chính của Trung Quốc, mà là sự tự tin chiến lược không hề che giấu do Trung Quốc phô trương, nhất là ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Trung Quốc đang ra sức chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 dùng cho tác chiến ở biển gần, nhất là ưu tiên biên chế ở Biển Đông.
Trung Quốc đang ra sức chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 dùng cho tác chiến ở biển gần, nhất là ưu tiên biên chế ở Biển Đông.

Như vậy, các nước trong khu vực đã làm gì để bảo vệ lợi ích tự thân? Họ hầu như không làm gì, tất cả "như thường lệ", hơn nữa rất lo ngại về sự trượt dốc của kinh tế.

Rõ ràng, năm 2014 rất có thể là năm mang tính quyết định xác lập khung chiến lược toàn cầu mới. Nguyên nhân rất nhiều, nhưng chủ yếu ở chỗ thế giới đã tiếp tục phân hóa thành 2 mặt trận chính, lần này là Mỹ và Trung Quốc.

Nhưng, chưa thể nói đến "phương Tây đứng đầu là Mỹ" và "tập đoàn đứng đầu là Trung Quốc" - hai nước sẽ làm thế nào để xây dựng phe ủng hộ của mình vẫn chưa xác định.

Được biết, chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương" của chính quyền Obama tập trung ưu thế chính trị và quân sự của Mỹ, muốn ngăn chặn và trói buộc Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

Nhưng đến khi Obama phát biểu Thông điệp Liên bang vào tháng 1 năm 2014, chiến lược này vẫn thiếu cường độ và tiêu điểm. Nhưng, điều rõ ràng là, từ khi Obama lên cầm quyền, Mỹ bắt đầu từ bỏ Đại Tây Dương và châu Âu, không ít quốc gia châu Âu cũng đã từ bỏ Mỹ.

10 năm tới, cùng với sự tăng giảm về sức mạnh của Trung-Mỹ, việc hình thành đồng minh của họ cũng sẽ thay đổi. Như vậy, điều này sẽ chịu những ảnh hưởng của các nhân tố chiến lược nào?

Quân đội Trung Quốc lần đầu tiên điều cả 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 tiến hành tập trận đổ bộ. Ba tàu đổ bộ này đều thuộc Hạm đội Nam Hải (ảnh nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Quân đội Trung Quốc lần đầu tiên điều cả 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 tiến hành tập trận đổ bộ. Ba tàu đổ bộ này đều thuộc Hạm đội Nam Hải (ảnh nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)

Trước hết, Trung Quốc vẫn thực hiện tư duy quốc gia dân tộc cổ điển, còn thời đại biểu hiện như vậy của Mỹ-Âu đã kết thúc. Hiện nay, Trung Quốc muốn điều mà Mỹ từng làm thành công: Tập trung vào lãnh thổ, thỏa mãn và sức mạnh quốc gia tổng hợp.

Thế yếu của Trung Quốc ở chỗ, là một quốc gia kiểu truyền thống, họ coi trọng sức mạnh quân sự, trong khi đó, sức mạnh quân sự đang trở nên lỗi thời.

Trung Quốc đầu tư tài chính khổng lồ, muốn đuổi kịp Mỹ về các lĩnh vực như cụm chiến đấu tàu sân bay, vũ khí hạt nhân chiến lược và chương trình vũ trụ có liên quan đến danh tiếng quốc gia, nhưng vũ khí thế hệ tiếp theo (tác chiến mạng và biến thể của nó) nếu sử dụng tốt có thể có tính quyết định hơn.

Cuối cùng, Trung Quốc tính toán toàn toàn diện đối với khuôn khổ chiến lược toàn cầu, còn Mỹ, châu Âu và Nhật Bản không phải như vậy. Điều này có nghĩa là, Trung Quốc có tư duy mang tính sáng tạo, còn các nước như Mỹ căn cứ vào cách làm trước đây để suy đoán đơn giản, tập trung "quyền lợi" - đây là lãng phí chứ không phải tích lũy nguồn lực chiến lược.

Trừ phi thay đổi tư duy một cách có ý thức - Mỹ, "phương Tây già" và Ấn Độ tiếp nhận thách thức - nếu không, năm ngựa sẽ nhìn thấy Trung Quốc xác nhận "chủ nghĩa Monroe" đối với khu vực này. Điều này sẽ là một sự thay đổi khó có thể đảo ngược.
Tàu xung phong Hạm đội Nam Hải trong một cuộc tập trận đổ bộ trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tổ chức vào ngày 21 - 22 tháng 1 năm 2014.
Tàu xung phong Hạm đội Nam Hải trong một cuộc tập trận đổ bộ trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tổ chức vào ngày 21 - 22 tháng 1 năm 2014.
Trung Quốc cho quân đến tận bãi ngầm James - phía nam Biển Đông "tuyên thệ bảo vệ chủ quyền" bất hợp pháp, thể hiện lòng tham lãnh thổ, lãnh hải "đường lưỡi bò". Trên bia của họ ghi rõ là "chủ quyền Nam Sa" (tức là quần đảo Trường Sa của Việt Nam), điều này cần hết sức cảnh giác, đề phòng và sẵn sàng chuẩn bị mọi phương án bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liên của Việt Nam.
Trung Quốc cho quân đến tận bãi ngầm James - phía nam Biển Đông "tuyên thệ bảo vệ chủ quyền" bất hợp pháp, thể hiện lòng tham lãnh thổ, lãnh hải "đường lưỡi bò". Trên bia của họ ghi rõ là "chủ quyền Nam Sa" (tức là quần đảo Trường Sa của Việt Nam), điều này cần hết sức cảnh giác, đề phòng và sẵn sàng chuẩn bị mọi phương án bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liên của Việt Nam.
Việt Dũng