Binh lực đóng ở biên giới Trung-Ấn nghiêng về Ấn Độ: 8 chọi 1

20/07/2013 06:35
Việt Dũng
(GDVN) - Ấn Độ đã phê chuẩn thành lập lực lượng tấn công miền núi chống TQ, quy mô 2 sư đoàn phản ứng nhanh, chủ yếu trang bị lựu pháo và trực thăng.
Lựu pháo M777 do Mỹ chế tạo
Lựu pháo M777 do Mỹ chế tạo

Ngày 18 tháng 7, trang mạng "The Times of India" Ấn Độ đưa tin, ngày 17 tháng 7 Ủy ban an ninh nội các Ấn Độ chính thức phê chuẩn kế hoạch thành lập một lực lượng tấn công miền núi dọc biên giới Ấn-Trung. Ấn Độ hy vọng qua đó lấp đầy khoảng cách với Quân đội Trung Quốc ở tuyến kiểm soát thực tế.

Nhưng chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, so với Quân đội Trung Quốc, Quân đội Ấn Độ duy trì ưu thế về số lượng hàng năm ở khu vực biên giới Ấn-Trung.

Lần đầu tiên cho phép có năng lực tấn công Tây Tạng

Tờ "The Times of India" cho biết, đây sẽ là lực lượng tấn công thứ tư của Ấn Độ, cũng là lực lượng tấn công đầu tiên của Ấn Độ tiến hành tác chiến tấn công miền núi, lực lượng tấn công chủ yếu dùng để tiến vào lãnh thổ của địch thực hiện tác chiến tấn công. Kế hoạch này tiêu tốn 640 tỷ rupee (khoảng 65,9 tỷ nhân dân tệ), hoàn thành trong 7 năm. Mấy năm gần đây, kế hoạch này luôn bị "treo" do khó khăn tài chính.

Bộ tư lệnh lực lượng tấn công miền núi trong kế hoạch sẽ ở bang West Bengal, "lần đầu tiên cho phép Ấn Độ phát động tấn công đối với Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc".

Lực lượng tấn công miền núi sẽ sở hữu 2 sư đoàn vùng cao dùng để phản ứng nhanh. Ngoài ra, Lục quân Ấn Độ còn đề xuất thành lập 2 lữ đoàn bộ binh khác và 2 lữ đoàn thiết giáp độc lập, điều đến những chỗ mỏng yếu của tuyến kiểm soát thực tế Ấn-Trung. Nếu tất cả các kế hoạch đều được thực hiện, tổng đầu tư sẽ đạt 810 tỷ rupee.

Trang mạng "New Indian Express" cho rằng, việc thành lập lực lượng tấn công miền núi sẽ tăng cường "năng lực tác chiến mang tính tấn công nhằm vào nước láng giềng Trung Quốc". Lực lượng này sẽ gồm 50.000 binh sĩ và trang bị tác chiến miền núi đặc chủng, công tác thành lập hoàn thành vào năm 2020, tài chính sẽ được lấy từ kế hoạch 5 năm lần thứ 12 và 13.

Máy bay trực thăng UH-60M Black Hawk do Mỹ chế tạo
Máy bay trực thăng UH-60M Black Hawk do Mỹ chế tạo

Lực lượng tấn công miền núi "có thể chạy, có thể đánh"

Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc, trong danh sách tác chiến của Ấn Độ, lực lượng tấn công chủ yếu dùng để thực hiện tác chiến tấn công, trang bị tiên tiến đều có hạn.

Hiện nay, 3 lực lượng tấn công của Ấn Độ chủ yếu nhằm vào Pakistan. Do chú trọng tới tấn công, lực lượng tấn công có lực lượng thiếp giáp tương đối mạnh. Còn lực lượng miền núi thường là lực lượng gọn nhẹ, dễ cơ động ở miền núi. Lực lượng tấn công miền núi của Ấn Độ kết hợp 2 ưu thế với nhau, "có thể chạy, có thể đánh".

Về trang bị, các trang bị như lựu pháo siêu nhẹ và máy bay trực thăng dùng cho cao nguyên sẽ là trọng điểm. Lực lượng tấn công miền núi của Ấn Độ rất có thể sẽ trang bị lựu pháo siêu nhẹ M777 đường kính 155 mm do Mỹ sản xuất, tầm bắn tối đa là 30 km, tốc độ bắn chiến đấu là 5 phát/phút, điều quan trọng nhất là, trọng lượng của nó chỉ chưa đến 5 tấn, có thể do máy bay trực thăng hạng trung mang theo, được cho là trang bị nòng cốt "tác chiến pháo binh" của lực lượng tấn công.

Một trang bị then chốt khác là máy bay trực thăng, UH-60 có tính năng hoạt động tốt trên cao nguyên rất có thể trang bị cho lực lượng tấn công miền núi Ấn Độ, ngoài ra còn có thể trang bị một số máy bay trực thăng CH-47 hoặc Mi-171 do Nga chế tạo.

Lục quân Ấn Độ trông đợi, lực lượng tấn công miền núi có thể sử dụng máy bay trực thăng vận chuyển lựu pháo, hành động mau lẹ, có thể giành được ưu thế hỏa lực ở khu vực cao nguyên, đồng thời thuận lợi cho lực lượng miền núi của mình tiến hành các hành động cơ động thẳng đứng trên không và bao vây, dùng phương thức đổ bộ hoặc nhảy dù đột nhập vào chiều sâu của kẻ thù để tác chiến.

Máy bay trực thăng CH-47 Mỹ mang theo lựu pháo M777
Máy bay trực thăng CH-47 Mỹ mang theo lựu pháo M777

Còn về xe thiết giáp, theo tờ "India Defence Online", Bộ Quốc phòng Ấn Độ dự định trang bị xe chiến đấu bộ binh "Abhay" nội địa, hệ thống động lực của nó mặc dù cũng có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu dưỡng khí ở cao nguyên, góc bắn của hệ thống vũ khí cũng lớn hơn, càng phù hợp với nhu cầu tác chiến miền núi.

Trung-Ấn ai chiếm ưu thế về binh lực ở biên giới?

Tờ "The Times of India" cho biết, Trung Quốc sở hữu ít nhất 5 căn cứ không quân ở dọc tuyến biên giới Trung-Ấn, một mạng lưới đường sắt rộng và hơn 58.000 km2 đường bộ. Điều này sẽ cho phép Trung Quốc điều động trên 30 sư đoàn tới tuyến kiểm soát biên giới (mỗi sư đoàn có 15.000 binh sĩ), tạo ưu thế 3 chọi 1 về quân số.

Theo báo chí Ấn Độ, Trung Quốc đã triển khai 13 trung đoàn biên phòng ở biên giới với Ấn Độ, tổng cộng 200.000 quân. "Rất nhiều nhà quan sát cho rằng, Ấn Độ muốn đạt đượng trạng thái ngang ngửa với Trung Quốc ở khu vực biên giới, cần có thời gian vài năm".

Tuy nhiên, có chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ thổi phồng quá mức mối đe dọa từ Trung Quốc. Căn cứ vào tài liệu của truyền thông nước ngoài, ở biên giới Trung-Ấn, Ấn Độ ít nhất luôn chiếm ưu thế về số lượng. Biên giới Trung-Ấn chia làm 3 đoạn gồm đông, giữa và tây, trọng điểm quan tâm của Quân đội Ấn Độ là đoạn phía đông và ở giữa.

Máy bay trực thăng Mi-17-1V của Lục quân Ấn Độ chuyển vật tư
Máy bay trực thăng Mi-17-1V của Lục quân Ấn Độ chuyển vật tư

Trong 11 quân đoàn của Lục quân Ấn Độ hiện nay, phụ trách tác chiến đối với Trung Quốc ở biên giới Trung-Ấn chủ yếu có quân đoàn 4, quân đoàn 33 và quân đoàn 15. Quân đoàn 4 phụ trách khu vực phía đông, tổng binh lực khoảng 50.000 quân.

Quân đoàn 33 đóng quân ở Siliguri, được cho là "thê đội 2" của Ấn Độ sẵn sàng tiến hành chiến tranh với Trung Quốc; quân đoàn 15 chủ yếu phụ trách tác chiến với Trung Quốc ở đoạn phía tây biên giới Trung-Ấn, trực tiếp đe dọa đường bộ Karakoram, tuyến đường chiến lược kết nối Trung Quốc-Pakistan.

Ngoài những đơn vị Lục quân thường trú nêu trên, mấy năm gần đây, Ấn Độ còn liên tiếp tăng quân ở biên giới Trung-Ấn. Theo báo chí nước ngoài, quân số Lục quân ở biên giới của hai bên Trung-Ấn nhiều năm luôn duy trì khoảng 8 chọi 1, Ấn Độ chiếm ưu thế tuyệt đối.

Về không quân, chỉ ở bang Arunachal (Trung Quốc gọi là khu vực nam Tây Tạng), sân bay quân dụng của Ấn Độ có tới 8 chiếc. Ở hướng miền trung Nepal và Bhutan thuộc đoạn phía đông và đoạn giữa, Không quân Ấn Độ đã xây dựng 3 sân bay quân dụng. Ấn Độ cũng đã triển khai tên lửa đạn đạo có thể lắp đầu đạn hạt nhân ở gần biên giới Trung-Ấn.

Máy bay vận tải IL-76 tại một sân bay của Ấn Độ
Máy bay vận tải IL-76 tại một sân bay của Ấn Độ
Ấn Độ có nhiều sân bay trực thăng ở bang Arunachal
Ấn Độ có nhiều sân bay trực thăng ở bang Arunachal
Máy bay vận tải An-32 của Không quân Ấn Độ
Máy bay vận tải An-32 của Không quân Ấn Độ
Xe tăng chiến đấu Arjun MKII Ấn Độ
Xe tăng chiến đấu Arjun MKII Ấn Độ
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3 Ấn Độ
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3 Ấn Độ
Bộ binh miền núi Ấn Độ huấn luyện tại đại bản doanh Siachen Glacier
Bộ binh miền núi Ấn Độ huấn luyện tại đại bản doanh Siachen Glacier
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook

Tra cứu điểm thi ĐH - CĐ tại đây: http://diemthi.giaoduc.net.vn/Home.mvc/Index
Việt Dũng