Bộ ba khu trục hạm tên lửa chủ lực của "Đất nước Mặt trời mọc"

19/08/2011 00:12
(GDVN) - Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản được đánh là một trong những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và lớn thứ hai ở châu Á.

(GDVN) - Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản được đánh là một trong những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và lớn thứ hai ở châu Á. Quân số thường trực của quân phòng vệ khoảng 46.000 người với 110 tàu các loại. Nổi bật trong các loại tàu của lực lượng này là bộ ba khu trục hạm sau:

Khu trục hạm Asagiri

Khu trục hạm Asagiri được phát triển trên cơ sở khu trục hạm Hatsuyuki, được trang bị 4 động cơ tuabine khí Spey SM1A công suất 54.000 mã lực. Vũ khí gồm 2 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, 1 ống phóng Mk29 với 8 tên lửa đối hạm ASROC, 1 ống phóng Mk112 với 8 tên lửa đối hạm ASROC, 1 bệ pháo 76mm OTO Melara,

2 tổ hợp pháo phòng không 20mm 6 nòng Mk15 Vulcan Phalanx, 4 súng máy 12,7mm, 2 thiết bị phóng ngư lôi 3 ống 324mm Type 68 với ngư lôi chống ngầm Mk46 Mod5, trực thăng chống ngầm HSS-2B Sea King hoặc SH-60J Sea Hawk. (Xem thêm:Video: Lính trẻ của Không quân Việt Nam tập luyện với chiến đấu cơ )

Khu trục hạm
Khu trục hạm Asagiri

Trong thành phần thiết bị vô tuyến điện gồm trạm radar phát hiện các mục tiêu trên không OPS-14C или OPS-24, trạm radar phát hiện các mục tiêu mặt nước OPS-28C,

trạm radar điều khiển hỏa lực Type 2-22, trạm trinh sát kx thuật vô tuyến và tác chiến điện tử NOLR-6C, OLR-9C và OLT-3, trạm thủy âm OQS-4A, trạm thủy âm với anten kéo SQR-18A, hệ thống chế áp thủy âm AN/SLQ-25 Nixie. (Xem thêm:Xem đặc công Quân Khu 7 luyện tập võ thuật tấn công, chống khủng bố )

Khu trục hạm chủ lực Asagiri đã được đưa vào trang bị tháng 3/1988. Đến năm 1991, có tất cả 8 khu trục hạm loại này được sản xuất.



Khu trục hạm Murasame

Khu trục hạm Murasame dùng để bảo vệ các đội tàu mặt nước, đổ bộ, các vùng hải phận và giải quyết các nhiệm vụ chống ngầm. Thân tàu được thiết kế với việc sử dụng các thành phần công nghệ tàng hình, có thể hấp thụ sóng vô tuyến.

Tàu được trang bị 2 động cơ tuabine khí LM-2500 với công suất 43.000 mã lực và 2 động cơ tuabine khí Spey SM1C công suất 41600 mã lực. (Xem thêm:Video: Xem tàu chiến của Hải quân Việt Nam tập luyện)

Khu trục hạm Murasame
Khu trục hạm Murasame

Vũ khí gồm 2 bệ phóng tên lửa đối hạm SSM-1B, 1 bệ phóng thẳng đứng Mk48 với 64 tên lửa phòng không có điều khiển Sea Sparrow, bệ pháo 76mm OTO Melara, 2 tổ hợp pháo phòng không 6 nòng 20mm Mk15 Vulcan Phalanx, 2 thiết bị ngư lôi 3 ống phóng 324mm Type 68 với tên lửa đối hạm Type 89, trực thăng chống ngầm SH-60J.

Trong thành phần thiết bị vô tuyến điện có trạm radar phát hiện mục tiêu trên không OPS-24, radar phát hiện mục tiêu mặt nước OPS-28D, 2 radar điều khiển hỏa lực, (Xem thêm:Hải quân Việt Nam nhận chiến hạm “Đinh Tiên Hoàng” thứ hai )

1 trạm radar trinh sát kỹ thuật vô tuyến OPN-7B và OPN-11B, 1 radar dẫn đường URN-25, 1 máy thu của hệ thống dẫn đường vệ tinh, 1 trạm thủy âm OQS-5, 1 trạm thủy âm với anten kéo OQR-1, hệ thống tự động điều khiển tác chiến OYQ-6(7), tổ hợp tác chiến điện tử NOLQ-2, hệ thống chế áp thủy âm AN/SLQ-25 iếc.Nixie. Tàu này được đưa vào biên chế tháng 3/196 và dự kiến sẽ đóng tất cả 6 chiếc.

Khu trục hạm Kongo

Khu trục hạm Kongo dùng để phòng không và chống ngầm, bảo vệ các đội tàu nổi, đổ bộ và chống lại các tàu nổi của đối phương. Các thành phần của nó tương tự các thành phần của tàu khu trục Arleigh Burke của Mỹ. Kongo được trang bị 4 động cơ tuabine khí LM-2500 với công suất lớn.

Khu trục hạm Kongo
Khu trục hạm Kongo

Vũ khí gồm 2 bệ phóng tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon, 2 bệ phóng thẳng đứng Mk41 với cơ số đạn 90 tên lửa phòng không có điều khiển Standard SM2MR và tên lửa chống ngầm ASROC, 1 pháo 12,7mm OTO Melara, 2 tổ hợp pháo phòng không 20mm 6 nòng Mk15 Vulcan Phalanx, (Xem thêm:Sáu năm nữa Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm )

4 súng máy 12,7mm, 2 thiết bị phóng ngư lôi 3 ống phóng 324mm Mk32 Mod14 với ngư lôi chống ngầm Mk46 Mod5, trực thăng chống ngầm SH-60J Sea Hawk.

Thiết bị vô tuyến điện gồm trạm radar phát hiện mục tiêu trên không SPY-1D, trạm radar phát hiện mục tiêu mặt nước OPS-28C, 3 trạm radar điều khiển hỏa lực SPG-62 và 1 Mk2/21, 1 trạm radar dẫn đường URN-25, các trạm radar trinh sát kỹ thuật vô tuyến và tác chiến điện tử NOLR-6C, OLR-9C, OLT-3… Tàu được đưa vào biên chế năm 1993 và đến năm 1998 đã đóng tất cả 4 chiếc loại này.

{iarelatednews articleid='10675,9940,9582,9318,9321,9006,8772,8676,8605,8512,8562,8441,8567,8352,8319,8321,7042,7012'}

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)