Các dự án không quân “chết yểu” làm chao đảo Lầu năm Góc

03/08/2011 01:00
(GDVN) - Có thể nói rằng, cách điều hành các dự án quốc phòng của giới lãnh đạo quân sự Mỹ là không khôn ngoan.

(GDVN) - Có thể nói rằng, cách điều hành các dự án quốc phòng của giới lãnh đạo quân sự Mỹ là không khôn ngoan.

Quốc gia của các dự án tốn kém.

Hiện nay, Mỹ không có quy chuẩn chung cho việc đóng cửa các dự án quân sự của không quân, hải quân và lính thuỷ đánh bộ, nhưng có thể thấy, trong 15 năm gần đây tất cả các quân binh chủng đã đổ không biết bao nhiêu tiền của cho việc thực hiện các chương trình mà không đạt được kết quả gì.

Một trong số các lập luận ủng hộ quan điểm này trước hết phải kể đến dự án chế tạo máy bay tấn công A-12 Avenger II cho Hải quân Mỹ.
Vào cuối những năm 1980, Công ty Boeing và General Dynamics đã đảm nhiệm việc chế tạo máy bay A-12 Avenger II dùng để thay các loại máy bay cũ A-6 Intruder.

Dự án này được chi 3,88 tỷ USD, tuy nhiên với số tiền này công ty chỉ có thể chế tạo 1 mô hình máy bay tấn công triển vọng. Vậy nên, chương trình này đã đóng cửa vào tháng 1/1991 theo chỉ lệnh của Lầu Năm Góc.

Dự án trực thăng tấn công A-12 Avenger II
Dự án trực thăng tấn công A-12 Avenger II

Một dự án khác cũng nói lên sự chi tiêu hoang phí của Lầu Năm Góc đó là dự án chế tạo máy bay tiêm F-22 Raptor, chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 duy nhất trên thế giới được đưa vào trang bị.

Dự án này được hoàn thành chỉ mang tính điều kiện. Ban đầu, Không quân Mỹ lên kế hoạch đưa vào trang bị 750 máy bay loại này, nhưng vào năm 2010 đã quyết định đình chỉ kế hoạch mà chỉ đưa vào trang bị 187 chiếc trong số đó.

Tổng giá trị chế tạo và mua F-22 là 77,4 tỷ USD, dù dự tính ban đầu giá không vượt quá 26,2 tỷ USD. Năm 2010, các nhà quân sự Mỹ đã mua 411,7 triệu USD/chiếc F-22 Raptor.

Thực chất, có vẻ như máy bay tiêm kích triển vọng F-35 Lightning II cũng có 1 tương lai giống như Raptor. Hiện nay, chương trình chế tạo F-35, một giải pháp để thay thế F-22 nhằm giảm chi phí, đã tiêu tốn của Mỹ 50 triệu USD. Dự kiến, Mỹ sẽ chi 382 tỷ USD để chế tạo và mua sắm hàng loạt các máy bay tiêm kích F-35.

Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 Raptor của Mỹ
Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 Raptor của Mỹ

Theo kế hoạch, Mỹ sẽ đưa vào biên chế cho không quân 2.443 chiếc F-35. Tuy nhiên, có vẻ cơ hội để đóng cửa hoàn toàn dự án F-35 của Mỹ vẫn hiện hữu bởi vì hiện nay trong trang bị của Không quân và Hải quân Mỹ các máy bay tiêm kích lỗi thời và cần phải thay thế là rất ít.

Thời gian gần đây, Mỹ đã triển khai chương trình cắt giảm chi phí cho các dự án quân sự. Chính quyền Tổng thống Mỹ đã yêu cầu Lầu Năm Góc cắt giảm 100 tỷ USD trong 5 năm tới.

Với lí do này, cự Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Gates tuyên bố, quân đội đã lựa chọn hướng đi thận trọng và quyết định chủ yếu chú trọng sửa chữa và hiện đại hoá các loại vũ khí hiện có cũng như mua các loại trang thiết bị kỹ thuật quân sự đang trong biên chế. Đồng thời, sẽ đóng cửa các dự án không có triển vọng.

Việc đóng cửa các dự án không có triển vọng được bắt đầu thực hiện vào tháng 1/2011, khi Lầu Năm Góc “thu hồi” lại chương trình chế tạo xe chiến đấu trinh sát cho lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ. Đến thời điểm ngừng dự án, chi phí cho chương trình này đã “ngốn” hết gần 3 tỷ USD trong số 15 tỷ USD dự kiến.

Máy bay tiêm kích triển vọng F-35 Lightning II
Máy bay tiêm kích triển vọng F-35 Lightning II

Ngày 15/4/2011, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố về việc đóng cửa dự án chế tạo động cơ F136 dùng cho máy bay tiêm kích triển vọng F-35 Lightning II. Để thực hiện chương trình này, theo các số liệu khác nhau, Mỹ đã chi phí từ 2,8-3,5 tỷ USD.

Theo thông báo của Công ty General Electric và Rolls-Royce, động cơ đã được hoàn thành đến 80%. Hiện nay, dự án chế tạo máy bay tiêm kích F-35V với khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng) cũng đang đứng trước nguy cơ bị đóng cửa.

{iarelatednews articleid='9292,9315,9313,9256,9248,9245,9122,8903,7881,8952,8940,8894,8833,8840,8837,8828,8744,8706'}

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)