Cận cảnh tàu sân bay INS Vikramaditya trên đường ra Bạch Hải

10/06/2012 06:33
Nguyễn Thảo (Nguồn: keypublishing, RIA Novosti)
(GDVN) - Tàu sân bay "Mặt trời quả cảm" của hải quân Ấn Độ được Nga tân trang hôm mồng 8 tháng 6 đã tiến ra Bạch hải để bắt đầu quá trình chạy thử.
Một thoáng Severodvinsk - thành phố cảng trên Biển Trắng của Nga, nơi mà nhà máy đóng tàu Sevmash tiến hành tân trang tàu sân bay "Mặt trời quả cảm" INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ.
Một thoáng Severodvinsk - thành phố cảng trên Biển Trắng của Nga, nơi mà nhà máy đóng tàu Sevmash tiến hành tân trang tàu sân bay "Mặt trời quả cảm" INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ.
Nhà máy đóng tàu Sevmash có trụ sở tại Severodvinsk với chuyên môn chính của nhà máy là sản xuất các tàu chiến, tàu ngầm và các trang thiết bị hàng hải cho Hải quân.Đây cũng là xưởng đóng tàu duy nhất ở Nga sản xuất tàu ngầm hạt nhân.
Nhà máy đóng tàu Sevmash có trụ sở tại Severodvinsk với chuyên môn chính của nhà máy là sản xuất các tàu chiến, tàu ngầm và các trang thiết bị hàng hải cho Hải quân.Đây cũng là xưởng đóng tàu duy nhất ở Nga sản xuất tàu ngầm hạt nhân.
Tàu sân bay INS Vikramaditya theo kế hoạch ban đầu sẽ có chuyến chạy thử tại Biển Trắng vào ngày 25 tháng 5. Tuy nhiên người phát ngôn nhà máy đóng tàu Sevmash ở miền Bắc nước Nga, nơi con tàu này đang được đại tu, cho biết "việc bắt đầu chạy thử trên biển đã được lùi sang đầu tháng 6".
Tàu sân bay INS Vikramaditya theo kế hoạch ban đầu sẽ có chuyến chạy thử tại Biển Trắng vào ngày 25 tháng 5. Tuy nhiên người phát ngôn nhà máy đóng tàu Sevmash ở miền Bắc nước Nga, nơi con tàu này đang được đại tu, cho biết "việc bắt đầu chạy thử trên biển đã được lùi sang đầu tháng 6".
"Mặt trời quả cảm" INS Vikramaditya tại nhà máy đóng tàu Sevmash trước khi nhổ neo tiến ra Bạch Hải.
"Mặt trời quả cảm" INS Vikramaditya tại nhà máy đóng tàu Sevmash trước khi nhổ neo tiến ra Bạch Hải.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ trên đường ra Biển Trắng hôm 8 tháng 6 năm 2012.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ trên đường ra Biển Trắng hôm 8 tháng 6 năm 2012.
Đây là lần đầu tiên "Mặt trời quả cảm" chạy thử nghiệm trên đại dương. Trong tháng 3 vừa qua, Hải quân Nga và Ấn Độ đã bắt đầu giai đoạn thử nghiệm trong cảng với tàu sân bay INS Vikramaditya. Các thử nghiệm chủ yếu tập trung vào các bộ phận phát điện, hệ thống vũ khí và trang thiết bị vô tuyến điện tử sản xuất tại Ấn Độ. Các phi công lái Mig-29K từ Ấn Độ cũng được đào tạo trên một hệ thống mô phỏng cất hạ cánh trên tàu sân bay và các hoạt động tác chiến trên biển.
Đây là lần đầu tiên "Mặt trời quả cảm" chạy thử nghiệm trên đại dương. Trong tháng 3 vừa qua, Hải quân Nga và Ấn Độ đã bắt đầu giai đoạn thử nghiệm trong cảng với tàu sân bay INS Vikramaditya. Các thử nghiệm chủ yếu tập trung vào các bộ phận phát điện, hệ thống vũ khí và trang thiết bị vô tuyến điện tử sản xuất tại Ấn Độ. Các phi công lái Mig-29K từ Ấn Độ cũng được đào tạo trên một hệ thống mô phỏng cất hạ cánh trên tàu sân bay và các hoạt động tác chiến trên biển.
INS Vikramaditya trên đường ra Bạch Hải.
INS Vikramaditya trên đường ra Bạch Hải.
Dự kiến quá trình trình chạy thử trên biển của tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ kéo dài trong vòng 120 ngày, trước khi Nga chuyển giao tàu cho Ấn Độ vào tháng 12 năm nay.
Dự kiến quá trình trình chạy thử trên biển của tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ kéo dài trong vòng 120 ngày, trước khi Nga chuyển giao tàu cho Ấn Độ vào tháng 12 năm nay.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con tàu sẽ ở trên biển cho đến tháng 10 năm 2012. "Con tàu, trong trường hợp gặp những trục trặc trên biển có thể quay trở lại Sevmash bất cứ lúc nào để giải quyết", RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn công ty Sevmash cho hay.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con tàu sẽ ở trên biển cho đến tháng 10 năm 2012. "Con tàu, trong trường hợp gặp những trục trặc trên biển có thể quay trở lại Sevmash bất cứ lúc nào để giải quyết", RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn công ty Sevmash cho hay.
INS Vikramaditya, tên gọi cũ là tàu Đô đốc Admiral Gorshkov, là một tàu sân bay Project 1143.4 do Liên Xô chế tạo. Nó được bán cho Ấn Độ vào năm 2005 với giá 947 triệu đôla bao gồm cả chi phí tân trang và thời điểm chuyển giao dự kiến ban đầu là tháng 8 năm 2008.
INS Vikramaditya, tên gọi cũ là tàu Đô đốc Admiral Gorshkov, là một tàu sân bay Project 1143.4 do Liên Xô chế tạo. Nó được bán cho Ấn Độ vào năm 2005 với giá 947 triệu đôla bao gồm cả chi phí tân trang và thời điểm chuyển giao dự kiến ban đầu là tháng 8 năm 2008.
Tuy nhiên, việc chuyển giao đã bị trì hoãn 4 năm do các tranh cãi liên quan tới chi phí nâng cấp. Kể từ đó, chi phí tân trang con tàu đã tăng lên 2,3 tỷ đôla.
Tuy nhiên, việc chuyển giao đã bị trì hoãn 4 năm do các tranh cãi liên quan tới chi phí nâng cấp. Kể từ đó, chi phí tân trang con tàu đã tăng lên 2,3 tỷ đôla.
Tàu sân bay INS Vikramaditya có lượng giãn nước 45.000 tấn, chiều dài 283m, rộng 31m, mướn nước 8,2m. Tàu có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K, tối đa là 16 chiếc trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31.
Tàu sân bay INS Vikramaditya có lượng giãn nước 45.000 tấn, chiều dài 283m, rộng 31m, mướn nước 8,2m. Tàu có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K, tối đa là 16 chiếc trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31.
Hệ thống điện tử của "Mặt trời quả cảm" INS Vikramaditya dựa trên hệ thống radar mạng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Ka-31AEW.
Hệ thống điện tử của "Mặt trời quả cảm" INS Vikramaditya dựa trên hệ thống radar mạng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Ka-31AEW.
Hệ thống radar của tàu sân bay INS Vikramaditya.
Hệ thống radar của tàu sân bay INS Vikramaditya.

Nguyễn Thảo (Nguồn: keypublishing, RIA Novosti)