Chiến lược phát triển hàng không mẫu hạm của Hải quân Trung Quốc

20/06/2011 00:25
(GDVN) – Trung Quốc dự kiến trong 10 năm tới sẽ tự nghiên cứu và chế tạo thành công 4 tàu sân bay, trong đó hai tàu sân bay thông thường và 2 tàu sân bay nguyên tử.

(GDVN) – Trung Quốc dự kiến trong 10 năm tới sẽ tự nghiên cứu và chế tạo thành công 4 tàu sân bay, trong đó hai tàu sân bay thông thường và 2 tàu sân bay nguyên tử.

Vào đầu tháng 6 vừa qua, tàu sân bay Shi Lang của quân đội Trung Quốc do Hãng đóng tàu Changxindao Shipyard nâng cấp, cải tiến từ tàu sân bay Varyag mua của Ukraina đã được trang bị hệ thống điện độc lập, trạm radar và vũ khí để chuẩn bị đưa vào hoạt động thử nghiệm trong tháng tới.

Theo kế hoạch phát triển tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc, đến năm 2015 Trung Quốc sẽ cho hạ thủy hai chiếc tàu sân bay tự chế tầm trung đầu tiên dự án 089 mang động cơ thông thường với lượng giãn nước từ 48.000 đến 64.000 tấn.

Trong giai đoạn 2015-2020, Trung Quốc sẽ chế tạo và hoàn tất thêm 2 tàu sân bay nguyên tử dự án 085 có lượng giãn nước tương đương với tàu sân bay của Mỹ là khoảng 93.000 tấn.

alt
Trung Quốc dự kiến trong 10 năm tới sẽ tự nghiên cứu và chế tạo
thành công 4 tàu sân bay. 

Cùng với việc triển khai kế hoạch nghiên cứu, chế tạo thêm nhiều tàu sân bay mới, Trung Quốc cũng đồng thời cho triển khai nghiên cứu cả các hệ thống vũ khí hiện đại, công nghệ cao, trong đó có tên lửa đạn đạo đối hạm DF-21D (biến thể của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21) có khả năng tiêu diệt tàu sân bay của đối phương trong phạm vi 2.800 km.

Qua các số liệu thống kê và phân tích cho thấy, trong 25 năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục tiến hành cắt giảm quân số và biên chế của lực lượng Lục quân để tập trung phát triển cả số lượng và chất lượng cho lực lượng Hải quân, đơn vị đang tiêu tốn tới gần 30% ngân sách quốc phòng của Trung Quốc.

Theo đánh giá của giáo sư Viện quân sự Quốc gia, sỹ quan Hải quân Mỹ Bernard Cole cho biết, sự điều chỉnh lại lực lượng này của quân đội Trung Quốc chứng tỏ Hải quân Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng và Bắc Kinh đang coi Hải quân như là công cụ chủ yếu để bảo đảm lợi ích của mình trên các vùng biển.

Phó Tư lệnh lực lượng Hải quân Trung Quốc, Chen Huachen đã từng tuyên bố, chiến lược biển của Trung Quốc đang biến đổi, từ bảo đảm an ninh ven bờ chuyển sang bảo vệ vùng biển xa.

alt
Trung Quốc coi Hải quân như nhân tố chủ yếu bảo đảm an ninh
quốc gia trong giai đoạn mới.

Mục đích chính của sự điều chỉnh này xuất phát từ những nguồn lợi ích kinh tế hiện hữu và tiềm tàng trên biển, từ sự phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu và vận chuyển chủ yếu qua đường biển đang ngày càng gia tăng. Do đó, Hải quân Trung Quốc cần phải bảo đảm chắc chắn, đủ khả năng bảo vệ cho các tuyến đường vận tải biển cũng như hành lang biển trong khu vực họ tuyên bố chủ quyền.

Chiến lược tăng cường và phát triển lực lược Hải quân của quân đội Trung Quốc không chỉ trực tiếp gây lo ngại cho các quốc gia ven biển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc mà còn khiến Mỹ cũng phải “đứng ngồi không yên” do bị co hẹp phạm vi hoạt động trong khu vực.

{iarelatednews articleid='4971,4941,4869,4848,4831,4873,4872,4700,4513,4618,4599,4553'}

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Tổng hợp)