Chuyên gia Nga: Ấn Độ không cần thiết chạy đua tàu sân bay với Trung Quốc

29/07/2015 07:07
Việt Dũng (nguồn mạng Sputnik)
(GDVN) - Phương hướng đầu tư sáng suốt hơn của Ấn Độ là phát triển tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường, tiếp tục hoàn thiện tên lửa hành trình, thuỷ lôi...

Mạng tin tức Sputnik Nga ngày 28 tháng 7 đăng bài viết của chuyên gia Nga Vasilii Cashin cho rằng, Hải quân Ấn Độ đề nghị triển khai hợp tác trên phương diện chế tạo tàu sân bay cỡ lớn IAC-2 với 4 công ty nước ngoài trong đó có Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga.

Tàu sân bay INS Vikrant Ấn Độ hạ thủy (ảnh tư liệu)
Tàu sân bay INS Vikrant Ấn Độ hạ thủy (ảnh tư liệu)

Trả lời phỏng vấn, chuyên gia Vasilii Cashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga đã tiến hành phân tích triển vọng chế tạo tàu sân bay mới.

So với lô tàu sân bay nội IAC-1, IAC-2 đang chế tạo của Ấn Độ hiện nay, lượng giãn nước của tàu sân bay mới còn phải lớn hơn 20.000 tấn, sẽ đạt 65.000 tấn. Sẽ lắp máy phóng cho nó, nó có thể mang theo 35 máy bay chiến đấu và 20 máy bay trực thăng.

Tờ "Jane's Defense Weekly" Anh dẫn lời cán bộ Cục thiết kế Hải quân Ấn Độ cho biết, chỉ thiết kế tàu sân bay và xây dựng lại nhà máy đóng tàu Ấn Độ để chế tạo nó đã mất thời gian 6 - 7 năm.

Hiện nay, Ấn Độ không có nhà máy đóng tàu nào có thể đảm đương nhiệm vụ chế tạo tàu chiến khổng lồ như vậy. Do đó, có thể thấy, thời gian bắt đầu chế tạo tàu sân bay sẽ không sớm hơn năm 2012 đến 2020.

Tàu sân bay INS Vikrant Ấn Độ hạ thủy (ảnh tư liệu)
Tàu sân bay INS Vikrant Ấn Độ hạ thủy (ảnh tư liệu)

Trong khi đó, do khó khăn có thể gặp phải trong quá trình chế tạo, công nghiệp Ấn Độ thiếu kinh nghiệm chế tạo và có thể điều chỉnh trong tương lai, rất có thể phải đến năm 2030 thì tàu sân bay mới hạ thủy. Hơn nữa, để nó có sức chiến đấu thực tế thì cũng cần có thời gian dài hơn.

Xem ra, Ấn Độ đang có kế hoạch thực hiện một chương trình rất đắt đỏ, hơn nữa, trong 15 năm tới, bất kể thế nào, nó cũng không thể đóng góp cho tăng cường an ninh của Ấn Độ, thậm chí giá trị của nó trong tương lai cũng bị nghi ngờ.

Ấn Độ và Pakistan một khi nổ ra xung đột quân sự, tàu sân bay khổng lồ như vậy chưa chắc có thể phát huy tác dụng. Các tàu sân bay hiện có của Ấn Độ, trong đó có tàu IAC-1 đang chế tạo đủ để bảo đảm ưu thế của họ, tiến hành tấn công có hiệu quả đối với Pakistan từ trên biển.

Nếu chế tạo tàu sân bay cỡ lớn để ứng phó Trung Quốc thì điều này sẽ có nghĩa là Ấn Độ đã bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang trên biển, hơn nữa, trong cuộc chạy đua này, bản thân Ấn Độ căn bản không có khả năng giành chiến thắng.

2 biên đội tàu sân bay Hải quân Ấn Độ
2 biên đội tàu sân bay Hải quân Ấn Độ

Mọi người đều biết, Trung Quốc có kế hoạch chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân cỡ lớn, trang bị máy phóng điện từ cho nó. Công tác chế tạo thân chính và kết cấu bên trong của tàu sân bay có tiến triển thuận lợi, có thể thấy, chương trình sẽ hoàn thành.

Tàu sân bay cỡ lớn của Trung Quốc sẽ xuất hiện. Khác với tàu sân bay Ấn Độ, tất cả thiết bị của tàu sân bay Trung Quốc đều tự sản xuất.

Do có công nghiệp mạnh và bảo đảm tài chính được tổ chức lại, Trung Quốc có thể chế tạo được tàu chiến lớn hơn. Nghe nói, sẽ chế tạo 3 tàu sân bay cỡ lớn, hơn nữa chúng phải hạ thủy sớm hơn chiếc tàu sân bay duy nhất của Ấn Độ.

Bài học “chạy đua tàu Dreadnaught” do các nước lớn phương Tây triển khai vào đầu thế kỷ trước cũng cho thấy, tiến hành chạy đua với nước có công nghiệp mạnh hơn trên phương diện chế tạo tàu ngầm cỡ lớn hoàn toàn không có tiền đồ.

2 biên đội tàu sân bay Hải quân Ấn Độ
2 biên đội tàu sân bay Hải quân Ấn Độ

Để nâng cao thực lực hải quân của mình, Ấn Độ cần chú trọng lĩnh vực có ưu thế hơn Trung Quốc và thành tựu của công nghiệp nước mình, nắm bắt được cơ hội hợp tác quốc tế có lợi hơn.

Phương hướng đầu tư sáng suốt hơn phải là phát triển tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường cùng với tiếp tục hoàn thiện tên lửa hành trình, thuỷ lôi và ngư lôi hiện có của hải quân.

Như vậy, Ấn Độ mới có khả năng nâng cao ưu thế của họ ở Ấn Độ Dương, bao gồm năng lực ứng phó với hải quân nước lớn trên thế giới.

Việt Dũng (nguồn mạng Sputnik)