Chuyên gia Trần Hổ: Chương trình F-35 của Mỹ có thể thất bại

10/03/2012 19:39
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Theo chuyên gia Trần Hổ, chương trình F-35 có thể thất bại do một loạt vấn đề đang tồn tại, nó có thể gây ra một loạt phản ứng dây chuyền.
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.

Tân Hoa xã vừa đăng bài viết “Chuyên gia Trần Hổ: F-35 đối mặt với khả năng thất bại trong nghiên cứu phát triển”. Nội dung bài viết như sau:

Ngày 29/2, tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện, Bộ trưởng Quốc phòng Tanaka Naoki cho biết, nếu không thể tránh được trường hợp chậm trễ giao hàng hoặc đội giá lên, Nhật Bản có thể hủy bỏ hợp đồng mua máy bay chiến đấu tàng hình kiểu mới F-35 của Mỹ hoặc lựa chọn lại kiểu máy bay khác.

Trong khi đó, Anh cũng cho biết họ dừng mua máy bay chiến đấu F-35 phiên bản hải quân, chuyển sang dùng loại F-35 phiên bản cất/hạ cánh thẳng đứng trang bị cho tàu sân bay tương lai của Anh.

Rõ ràng, với tư cách là máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo của Mỹ, đồng thời cũng là máy bay chiến đấu phiên bản xuất khẩu chính trong tương lai của Mỹ, trong quá trình nghiên cứu phát triển, F-35 đã xuất hiện một loạt vấn đề: thời gian nghiên cứu chế tạo bị đẩy lùi; kinh phí nghiên cứu chế tạo vượt mức; tính năng công nghệ của bản thân máy bay không đạt tiêu chuẩn.

Một loạt những vấn đề này làm cho kế hoạch nghiên cứu phát triển F-35 luôn nằm trong trạng thái thường xuyên gây tranh cãi. Như vậy, nếu chương trình nghiên cứu phát triển F-35 bị thất bại thì sẽ có hệ quả như thế nào?

Máy bay chiến đấu F-35
Máy bay chiến đấu F-35

Nhiều khả năng chương trình F-35 bị thất bại

Thứ nhất, điều mà chúng ta cần phải xác định, đó là làm thế nào được coi là thất bại trong nghiên cứu phát triển?

Từ góc độ thất bại, nó vốn bao gồm nhiều trường hợp. Tình huống cực đoan nhất là toàn bộ chương trình nghiên cứu phát triển bị thất bại, không thể nghiên cứu phát triển ra máy bay. Hiện nay, F-35 đã sản xuất lượng nhỏ, cho nên khả năng xuất hiện tình huống cực đoan này rất ít.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc nghiên cứu phát triển F-35 nhất định sẽ thành công.

Trên thực tế, còn có một vài trường hợp thất bại trong nghiên cứu phát triển khác. Chẳng hạn, chu kỳ nghiên cứu phát triển tiếp tục kéo dài lâu; giá tiêu thụ tiếp tục tăng cao, khiến cho các nước khác không thể mua được; sau khi máy bay được nghiên cứu phát triển ra và được tiêu thụ, trong quá trình sử dụng xuất hiện lỗi kỹ thuật lớn…

Nếu gặp phải những trường hợp này, có coi là nghiên cứu phát triển bị thất bại hay không? Một khi xuất hiện tình trạng này thì sẽ gây ra phản ứng dây chuyền như thế nào?

Máy bay chiến đấu F-35
Máy bay chiến đấu F-35

Không loại trừ khả năng xuất hiện lỗi kỹ thuật lớn

Trước hết, chúng ta muốn biết khả năng thất bại trong nghiên cứu phát triển lớn đến đâu.

Rất nhiều người cho rằng, với tư cách là chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được Mỹ ra sức thúc đẩy, chương trình nghiên cứu phát triển F-35 không thể thất bại.

Nhưng trên thực tế, nếu chúng ta nhìn lại lịch sử nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến của Mỹ, sẽ phát hiện khả năng này chắc chắn là có.

Ví dụ điển hình nhất là máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ thứ hai F-104 được nghiên cứu chế tạo cùng năm của Không quân Mỹ, loại máy bay này cũng do hãng Lockheed Martin nghiên cứu chế tạo, kiến trúc sư trưởng khi đó cũng là nhà thiết kế máy bay nổi tiếng U-2.

Nhưng sau khi máy bay được trang bị cho Không quân Mỹ và xuất khẩu lượng lớn, khi đó được cho là “nhà sản xuất góa phụ”. Do F-104 xuất hiện lỗi kỹ thuật nghiêm trọng, buộc Không quân Mỹ phải loại bỏ loại máy bay F-104 sau khi trang bị chưa được bao lâu.

May mà, lúc đó Không quân và Hải quân Mỹ đồng thời đang nghiên cứu phát triển 2 loại máy bay chiến đấu chủ lực khác nhau. Tuy F-104 của Không quân thất bại, nhưng việc nghiên cứu chế tạo F-4 phiên bản Hải quân lại tương đối thành công.

Cuối cùng, Không quân buộc phải bỏ sang một bên, dùng máy bay chiến đấu F-4 của Hải quân Mỹ làm máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân.

Máy bay chiến đấu F-35
Máy bay chiến đấu F-35

Trên thực tế, tình trạng này cũng xuất hiện ở máy bay chiến đấu cao cấp thế hệ thứ năm F-22. Từ khi F-22 được trang bị cho quân đội cũng đã xuất hiện rất nhiều vấn đề, thậm chí có thể nói là tồn tại lỗi kỹ thuật rất lớn, cuối cùng phải ngừng sản xuất.

Do có lịch sử như vậy, chúng ta không thể loại trừ khả năng việc nghiên cứu phát triển F-35 bị thất bại, đặc biệt là khả năng tồn tại lỗi kỹ thuật rất lớn, tuyệt đối không thể loại trừ. Cho dù nhìn từ góc độ lịch sử hay góc độ thực tế, không ai có thể bảo đảm chương trình nghiên cứu phát triển F-35 nhất định thành công.

Nói cách khác, trong quá trình nghiên cứu phát triển F-35, mặc dù những vấn đề về thời gian và kinh phí tương đối dễ giải quyết, nhưng nếu sản phẩm xuất hiện lỗi kỹ thuật to lớn, thì hậu quả sẽ tương đối lớn. Nhìn từ góc độ khác, nếu xuất hiện những tình huống này, có nghĩa là việc nghiên cứu phát triển F-35 đã thất bại.

Nghiên cứu phát triển F-35 thất bại sẽ gây ra phản ứng dây chuyền

Còn nhớ cách đây hơn 10 năm, chương trình nghiên cứu phát triển F-35 được đặt ra. Trên tạp chí “Quân sự Thế giới” khi đó, chuyên gia Trần Hổ đã có bài viết nhan đề “Canh bạc xuyên thế kỷ”.

Máy bay chiến đấu F-35
Máy bay chiến đấu F-35

Thực ra, chương trình nghiên cứu phát triển F-35 giống như một “siêu canh bạc”. Tổng kinh phí của chương trình là 500 tỷ USD, số lượng phải sản xuất là hơn 4000 chiếc. Hơn nữa, Không quân Mỹ muốn nó có thể trở thành máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo.

Đặc biệt là sau khi F-22 xuất hiện một loạt vấn đề và bị ngừng sản xuất, F-35 đã trở thành loại máy bay chiến đấu chủ lực duy nhất thế hệ tiếp theo của Mỹ.

Đối với những nước mua trang bị của Mỹ, về cơ bản cũng đều muốn dùng F-35 làm máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, cho dù là Anh hay Nhật Bản và một số nước NATO, bao gồm Australia, Canada, máy bay chủ lực tương lai của những nước này đều quan tâm tới F-35.

Cho nên, chương trình nghiên cứu phát triển F-35 một khi thất bại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của không quân nhiều nước. Trong khi đó, không quân rất nhiều đồng minh và những nước phải sử dụng trang bị của Mỹ sẽ xuất hiện tình trạng không có sự lựa chọn về máy bay chiến đấu tương lai.

Đồng thời, là một siêu canh bạc, nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới một số doanh nghiệp quốc phòng của Mỹ, như trùm công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin, thậm chí có thể sẽ gây hiệu ứng tiêu cực không nhỏ đối với nền kinh tế Mỹ.

Tất nhiên, tất cả các khả năng này chỉ là suy đoán, nhưng nhìn vào tình hình hiện nay, khả năng xuất hiện tình trạng này hầu như ngày càng lớn. Tình hình này một khi xuất hiện, sẽ gây ra một phản ứng dây chuyển rất lớn, thậm chí ở một ý nghĩa nào đó sẽ trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến bá quyền của Mỹ.

Máy bay chiến đấu F-35
Máy bay chiến đấu F-35
Máy bay chiến đấu F-35
Máy bay chiến đấu F-35
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)