Cựu quan chức Mỹ: Mỹ cần nâng cấp hệ thống đánh chặn đối phó TQ

17/09/2014 09:10
Đông Bình
(GDVN) - Gần đây, Trung Quốc sử dụng chiến thuật "ỷ mạnh hiếp yếu" ở Biển Đông, thực hiện chiến lược đuổi Mỹ ra khỏi "chuỗi đảo thứ nhất", tiến tới "chuỗi đảo thứ hai".
Mỹ thử nghiệm phòng thủ tên lửa (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)
Mỹ thử nghiệm phòng thủ tên lửa (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)

Tờ "Thời báo Washington" Mỹ ngày 12 tháng 9 đăng bài viết của tác giả James Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ.

Bài viết cho rằng, trong thời điểm sự chú ý toàn cầu tập trung vào tội ác của tổ chức nhà nước Hồi giáo IS ở Iraq và Syria cùng với việc Nga tiến hành "xâm lấn" Ukraine, Trung Quốc tiếp tục áp dụng chiến thuật "ỷ mạnh hiếp yếu", thúc đẩy yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Trung Quốc hung hăng hăm dọa

Theo bài báo, Trung Quốc đang phát động khiêu khích trực tiếp đối với tự do hàng hải, trong khi đó, đây là nền tảng của chiến lược biển trong 238 năm qua của Mỹ.

Xét thấy toàn cầu có gần 90% thương mại được vận chuyển bằng đường biển, thực hiện tư tưởng tự do hàng hải rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với Mỹ.

Bài viết cho rằng, thách thức gần nhất của Trung Quốc đối với tư tưởng này là hành động nguy hiểm vào ngày 19 tháng 8, khi đó họ đã đánh chặn máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ ở vùng trời quốc tế đông nam đảo Hải Nam.

Một máy bay chiến đấu Trung Quốc từng bay cách máy bay tuần tra săn ngầm P-8 khoảng 30 thước Anh (khoảng 9 m), sau đó tiến hành bay ngang trước máy bay P-8. Động tác này không chỉ không chuyên nghiệp, mà còn có thể gây ra sự cố nghiêm trọng.

Theo bài viết, Quân đội Trung Quốc đã từng có một loạt tiếp xúc cự ly gần với tàu chiến và máy bay Hải quân Mỹ khi chạy hoặc bay ở vùng biển và vùng trời quốc tế.

Sự cố nghiêm trọng nhất xảy ra vào tháng 4 năm 2001, khi đó một chiếc máy bay chiến đấu J-8 Trung Quốc đã tìm cách “lướt qua” máy bay trinh sát EP-3 và đã va chạm nhau ở khu vực cách đảo Hải Nam 70 dặm Anh (khoảng 113 km).

Tàu khu trục USS Decatur DDG-73 Hải quân Mỹ bắn tên lửa đánh chặn SM-3 (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)
Tàu khu trục USS Decatur DDG-73 Hải quân Mỹ bắn tên lửa đánh chặn SM-3 (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)

Chiếc máy bay chiến đấu này rơi xuống biển, trong khi đó EP-3 buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. 24 nhân viên tổ lái trên máy bay bị bắt giữ 11 ngày, Trung Quốc đã tháo dỡ các thiết bị nhạy cảm của EP-3.

Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ ngầm cho tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Tấn và tấn công hạt nhân ở đảo Hải Nam, hơn nữa đang tìm cách tăng cường một vùng đặc quyền ở xung quanh đảo Hải Nam.

Mặc dù vậy, luật pháp quốc tế quy định rõ ràng, tất cả máy bay đều có quyền bay qua bầu trời trên biển ở ngoài phạm vi lãnh hải 12 hải lý (khoảng 22 km) của một nước.

Theo bài viết, lập trường chính thức của Trung Quốc cho rằng, xuất hiện những tình hình nguy hiểm này là do “bay do thám của Mỹ”, vì vậy đây là căn nguyên của tất cả sự cố.

Mặc dù một số quan chức Mỹ muốn “làm nhạt” sự cố này, cho rằng nó chưa được Trung Quốc chính thức phê chuẩn, nhưng thiếu tướng Trương Triệu Trung, Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã phản bác quan điểm này. Gần đây, ông cho rằng, máy bay Trung Quốc phải bay gần hơn máy bay trinh sát của Mỹ nhằm gây sức ép lớn hơn cho họ.

Rất rõ ràng, nhà lãnh đạo Mỹ là một Tổng thống mà họ hoàn toàn không sợ hãi, trong tình hình này, Trung Quốc tìm cách răn đe Mỹ và buộc Mỹ chấm dứt loại bay hợp pháp này và hoạt động trên biển theo tinh thần tự do hàng hải của Mỹ.

Tàu khu trục Aegis USS Decatur DDG-73 Hải quân Mỹ (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)
Tàu khu trục Aegis USS Decatur DDG-73 Hải quân Mỹ (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)

Theo bài viết, yêu sách chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc là một phần của chiến thuật "ỷ mạnh hiếp yếu", loại chiến thuật này nằm trong chiến lược chống can thiệp và ngăn chặn khu vực - xua đuổi Mỹ khỏi Tây Thái Bình Dương.

Trung Quốc hy vọng có quyền kiểm soát đối với "chuỗi đảo thứ nhất" trong đó có Đài Loan, đồng thời cuối cùng thúc đẩy đến "chuỗi đảo thứ hai" trong đó có Guam, trong khi đó, Guam hiện là căn cứ Tây Thái Bình Dương quan trọng của Mỹ.

Nâng cấp hệ thống, thay đổi quy tắc

Bài viết cho rằng, để có thực lực thực hiện chiến lược của họ, trong 20 năm qua, Trung Quốc luôn thực đẩy thực hiện kế hoạch bành trướng quân sự quy mô lớn, bất kể là đối với lực lượng thông thường hay lực lượng chiến lược.

Kế hoạch bành trướng trên biển của Trung Quốc rõ ràng là để thách thức Hải quân Mỹ. Trung Quốc cũng đã đưa ra một kế hoạch tác chiến mạng và tác chiến không gian tích cực. Ngoài ra, khả năng tên lửa thông thường và hạt nhân của Trung Quốc cũng đang được tăng cường.

Một sự thực rất quan trọng đối với Hải quân Mỹ chính là, Trung Quốc đã phát triển được tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21C (DF-21C), loại tên lửa này rõ ràng là nhằm vào tàu chiến mặt nước chủ lực của Mỹ, đặc biệt là tàu sân bay của Mỹ. Sau khi có loại răn đe này, Trung Quốc hy vọng có thể thực hiện thành công chiến lược chống can dự và ngăn cản khu vực của họ khi cần thiết.

Tàu khu trục Aegis USS Decatur DDG-73 Hải quân Mỹ (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)
Tàu khu trục Aegis USS Decatur DDG-73 Hải quân Mỹ (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)

Tháng 3 năm 2014, theo xác nhận, Trung Quốc đã phát triển được một loại tên lửa hạt nhân tầm trung mới Đông Phong-26C, nghe nói loại tên lửa này có thể tấn công Guam.

Loại tên lửa này có thể bắn từ xe cơ động trên đường, sử dụng nhiên liệu rắn. Những đặc điểm này kết hợp với nhau làm cho tên lửa có thể giấu kín trong lòng đất, cho đến khi chuẩn bị sử dụng.

Theo bài báo, loại tên lửa mới này có thể bắn đầu đạn thông thường và hạt nhân, còn có đầu đạn chống hạm và đầu đạn siêu âm.

Những tên lửa mới này của Trung Quốc là một mối đe dọa đáng sợ, sẽ rất khó dùng hệ thống chống tên lửa đạn đạo hiện có của Mỹ để đối phó.

Tuy nhiên, điều may mắn là, một loại ứng dụng phần mềm và thuật toán đã được phát triển, có thể lập tức nâng cấp thiết bị đánh chặn tên lửa của Mỹ hiện nay, ví dụ Patriot-3 và SM-6 để đối phó với loại mối đe dọa này.

Loại ứng dụng này còn có thể dùng để nâng cấp vài loại hệ thống đánh chặn tên lửa khác. Trải qua thử nghiệm 15 năm, thực tiễn chứng minh, nó có khả năng dự đoán và đánh chặn hiệu quả các mục tiêu cơ động bí mật và mục tiêu siêu âm.

Ngoài ra, tác giả cho rằng, ông biết, loại thuật toán này đã ứng dụng thành công cho phần mềm máy tính, hơn nữa đã cho thấy nó có thể nâng cao khả năng đối phó với một loạt mục tiêu có phạm vi rộng mở của hệ thống hiện có.

Tàu khu trục Aegis USS Decatur DDG-73 Hải quân Mỹ (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)
Tàu khu trục Aegis USS Decatur DDG-73 Hải quân Mỹ (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)

Bài viết chỉ ra, nếu kẻ thù tiềm tàng của Mỹ sở hữu đầu đạn cơ động và siêu âm thì Mỹ không thể tiếp tục cho phép thông qua tiến hành thử nghiệm không cần thiết để trì hoãn sử dụng loại phần mềm này, mà là muốn tận dụng kết quả thử nghiệm hiện có.

Loại phần mềm này là một "người làm thay đổi quy tắc trò chơi", vì vậy hiện nay cần và có thể lấy ra sử dụng. Nó sẽ "chiếu tướng" tên lửa đạn đạo chống hạm và tên lửa siêu âm hiện có của Trung Quốc, đồng thời làm thay đổi rất lớn cân bằng chiến lược.

Đông Bình