Cựu quan chức Mỹ kêu gọi Nhật bán máy bay cho Việt Nam, Philippines

04/03/2015 07:50
Đông Bình
(GDVN) - Nhật Bản có quyết tâm chính trị lớn xuất khẩu vũ khí, nếu xuất khẩu máy bay cho Việt Nam và Philippines sẽ kiềm chế hiệu quả các hành động khiêu khích của TQ.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 3 tháng 3 dẫn tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản ngày 2 tháng 3 đăng bài viết "Đàm phán xuất khẩu trang bị phòng vệ được thúc đẩy đi kèm với rủi ro chưa biết" cho rằng, "nước có thể chế tạo tàu ngầm thông thường phù hợp nhu cầu của Australia chỉ có Nhật Bản, Đức và Pháp" - Thủ tướng Australia Tony Abbott ngày 20 tháng 2 đã nói với các phóng viên về việc nước này sẽ nhập khẩu tàu ngầm mới trong giữa thập niên 20 của thế kỷ này.

Tổng ngân sách lên tới 50 tỷ đôla Úc (1 đôla Úc khoảng 0,78 USD), tổng cộng mua sắm 12 chiếc. Chính phủ Australia trong tương lai sẽ bỏ ra 10 tháng để so sánh tính năng và giá thành, đưa ra quyết định cuối cùng. Có ý kiến cho rằng, tàu ngầm lớp Soryu do Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi và Công ty công nghiệp nặng Kawasaki chế tạo là đối tượng lựa chọn mạnh nhất. Nhưng, Chính phủ Nhật Bản hoàn toàn không lơ là, đang theo dõi chặt chẽ các động thái của ông Tony Abbott.

Điều này do mua sắm tàu ngầm của Australia có quan hệ phức tạp với vấn đề chính trị. Để bảo vệ cơ hội việc làm, đảng đối lập và doanh nghiệp địa phương chủ trương chế tạo tại Australia; trong khi đó, phương án của Nhật Bản là chế tạo tại Nhật Bản. Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản chỉ ra: "Nếu lắp ráp ở Australia, có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm".

Tháng 4 năm 2014, Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, đã thông qua Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị phòng vệ, cho phép xuất khẩu vũ khí khi đáp ứng được điều kiện nhất định. Nhưng đến nay, các trường hợp vận dụng nguyên tắc mới chỉ có xuất khẩu linh kiện tên lửa đất đối không cho Mỹ và Nhật-Anh cùng nghiên cứu phát triển tên lửa không đối không. Nếu xuất khẩu tàu ngầm cho Australia đàm phán thành công thì đây sẽ trở thành chương trình làm mẫu.

Nhật Bản sở hữu rất nhiều máy bay tuần tra săn ngầm P-3C (trong hình) và đang muốn thay thế chúng, đã phát triển được máy bay tuần tra săn ngầm P-1
Nhật Bản sở hữu rất nhiều máy bay tuần tra săn ngầm P-3C (trong hình) và đang muốn thay thế chúng, đã phát triển được máy bay tuần tra săn ngầm P-1

Ban đầu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản giữ thái độ thận trọng đối với việc cung ứng công nghệ tàu ngầm, nhưng sự thúc đẩy tích cực của Thủ tướng Shinzo Abe đã thúc đẩy thành công Nhật Bản tham gia tranh thầu. Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng thông qua hợp tác trang bị phòng vệ, mở rộng quan hệ hợp tác lấy đồng minh Nhật-Mỹ làm trục cơ bản, lấy các nước "tiệm cận đồng minh" như Australia, châu Âu, Ấn Độ, Đông Nam Á làm vòng ngoài.

"Còn chưa tìm được chương trình tiếp theo?". Thủ tướng Nhật Bản thậm chí đã cấp bách tìm các mục tiêu tiếp theo. Dưới sự gợi ý của dinh Thủ tướng, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nhật Bản đang tìm cơ hội mới ở khắp nơi.

Theo bài báo, cựu quan chức phụ trách các vấn đề Nhật Bản của Bộ Ngoại giao Mỹ là Kevin Maher đề nghị Nhật Bản xuất khẩu tàu ngầm cho Australia, xuất khẩu máy bay tuần tra và máy bay cảnh báo sớm cho Philippines, Việt Nam, lý do là "một khi xây dựng được mạng lưới, Trung Quốc sẽ khó mà tiến hành khiêu khích đạt mục đích ở Biển Đông và biển Hoa Đông".

Giữa Dinh Thủ tướng coi trọng chiến lược ngoại giao và các doanh nghiệp có xu hướng lợi ích thực tế tồn tại khoảng cách về "độ nóng". "Cho dù xuất khẩu tàu ngầm cho Australia, việc bảo trì sau khi bán cũng rất khó thực hiện" - Nguồn tin từ tầng lớp quản lý của Công nghiệp nặng Kawasaki nói về hoạt động thúc đẩy của Chính phủ Nhật Bản.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

Ngày 18 tháng 12 năm 2014, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã tổ chức hội thảo nghiên cứu lần đầu tiên về việc thúc đẩy xuất khẩu và cùng phát triển trang bị phòng vệ. Những người tham dự hội nghị đã đề xuất các yêu cầu và ý kiến đối với chính phủ, như "cần thiết xây dựng thể chế nắm chắc nhu cầu và trình độ công nghệ của nước đối phương", "khung hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa hình thành".

Phía doanh nghiệp trông đợi tăng cường chính sách chi viện do Chính phủ làm chủ đạo. Vào mùa thu năm 2015, Chính phủ Nhật Bản sẽ lập mới Cơ quan trang bị phòng vệ để tiến hành quản lý tập trung đối với phát triển, sở hữu và xuất khẩu trang bị phòng vệ, nhằm thúc đẩy toàn diện xuất khẩu trang bị phòng vệ.

Đông Bình