Đặc tính kỹ chiến thuật của hệ thống tên lửa "Gấu xám" do Pháp chế tạo

15/08/2011 23:20
(GDVN) - Hiện nay, tổ hợp này được đưa vào trang bị cho lực lượng vũ trang của nhiều nước trên thế giới và cho thấy nhiều ưu điểm khá nổi bật.

(GDVN) - Tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới Crotale-NG do công ty “Thomson-CSF/Matra” của Pháp sản xuất, là hệ thống phòng không tầm gần với nhiệm vụ chính là yểm trợ các đơn vị xe tăng tấn công, bảo vệ các mục tiêu trọng yếu và lãnh thổ trước các đòn tấn công từ trên không của đối phương (máy bay tiêm kích ném bom, trực thăng chiến đấu, tên lửa đạn đạo và chiến thuật…)

Crotale-NG bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào những năm 1990. Hiện nay, tổ hợp này được đưa vào trang bị cho lực lượng vũ trang của nhiều nước trên thế giới và cho thấy nhiều ưu điểm khá nổi bật.

ggg
Crotale-NG được trình làng trong Triển lãm vũ khí

Tổ hợp tên lửa phòng không Crotale-NG có khả năng theo dõi tình hình trên không, đánh giá mức độ nguy cơ, phát hiện mục tiêu ở cự ly lớn, đồng nhất các mục tiêu trên không nhằm phân định rõ mục tiêu nào của địch của ta, theo dõi đồng thời một số mục tiêu để tiến hành khai hỏa trong bất cứ điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm.

ggg
Tổ hợp này được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm

Mặc dù, Crotale-NG là hệ thống mới nhất, nhưng nó vẫn kế thừa những ưu điểm của hàng loạt các tổ hợp thuộc dòng Crotale. Tháp xoay điện tử có trọng lượng gần 4.800 kg, gồm trạm radar quan sát trang bị máy hỏi nhận biết quốc gia, trạm radar theo dõi, thiết bị quang học (gồm camera hồng ngoại làm việc 24/24h),

thiết bị do xa hồng ngoại, camera quan sát ban ngày, 8 tên lửa sẵn sàng chiến đấu (bố trí trong 2 giàn, mỗi giàn 4 quả). Tổ hợp có thể bố trí trên các loại xe bánh xích hoặc bánh hơi như khung xe tăng АМХ-30В , BTR М113 , KIFV, Bradley…

hhhh
Ngoài Pháp, hiện nay Phần Lan đang sở hữu 20 tổ hợp Crotale-NG

Crotale-NG được trang bị các hệ thống phức hợp, gồm các thiết bị quang điện tử thụ động, radar với hệ thống chế áp điện tử có khả năng bảo vệ trong điều kiện đối phương sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử chủ động, vũ khí giết người hàng loạt và tạo khói.

Các thành phần chính của hệ thống này gồm trạm radar quan sát xung hiệu ứng dople, được trang bị hệ thống nhận biết “địch - ta” có cự ly hoạt động 20.000m, ở dải độ cao từ 0 đến 5.000m;

camera nhiệt với trường quan sát lưỡng dụng và hệ thống tăng điện tử, bảo đảm dải quan sát theo góc phương vị 8,1 hoặc 2,7° và theo góc ngẩng 5,4° hoặc 1.8°, cự ly hoạt động đến 19.000m; camera truyền hình ban ngày có trường quan sát theo góc phương vị 2,4° và góc ngẩng 1,8°, cự ly hoạt động đến 1.500m; thiết bị định vị hồng ngoại được lắp đặt dưới camera truyền hình để theo dõi tên lửa...

ggg
Có khả năng phát hiện mục tiêu bay siêu tốc
Tất cả các thao tác phát hiện và theo dõi mục tiêu được tự động hóa hoàn toàn để tối thiểu hóa thời gian phản ứng. Từ thời điểm phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa mất khoảng 6s.
Trên cơ sở các dữ liệu nhận từ tất cả các bộ cảm biến sau khi phóng, hệ điều hành của máy tính trên khoang lựa chọn bộ cảm biến thích ứng để theo dõi tên lửa.
Trắc thủ có khả năng lựa chọn các bộ cảm biến khác sau khi dự đoán quyết định của máy tính trên khoang. Trong hệ thống dẫn hướng theo trục quan sát sử dụng trạm radar và các bộ cảm biến quang điện tử.
Hệ thống dẫn hướng có khả năng bảo vệ trước sự tấn công của các phương tiện chế áp vô tuyến điện.
 
gggg
Khai hỏa ở nhiều góc độ khác nhau

Tổ hợp Crotale-NG sử dụng tên lửa siêu tốc VT-1 do công ty “LTV” (Mỹ) phối hợp với công ty “Thomson-CSF” (Pháp) sản xuất cho quân đội Mỹ theo chương trình “Faad”. Tên lửa VT-1 là loại tên lửa phòng không có điều khiển, có khả năng tăng tốc đến Mach 3,5. Cự ly hoạt động hiệu quả của tên lửa 11.000m ở trần bay 6.000m.

Tên lửa được trang bị hệ thống nổ hướng và đầu đạn mảnh. Việc kích nổ đầu đạn được tiến hành với sự hỗ trợ của đầu nổ vô tuyến phi tiếp xúc. Khi nổ, đầu đạn có bán kính sát thương 8m. Thông thường, thời gian đánh chặn từ thời điểm phóng tên lửa đến khi tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly 8.000m mất khoảng 10,3s.

Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật – vật chất tổng hợp bảo đảm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chu kỳ sống còn cho tổ hợp tên lửa phòng không Crotale-NG.

Điểm khác biệt của nó so với hệ thống khác là có hệ thống tự thử nghiệm, chương trình bảo dưỡng kỹ thuật,chương trình huấn luện kíp chiến đấu và giảm đến mức tối thiểu các yêu cầu về phụ tùng.

Trung tâm điều khiển
Trung tâm điều khiển
Khả năng trao đổi các dữ liệu bảo đảm tích hợp tổ hợp tên lửa phòng không Crotale-NG vào hệ thống phòng thủ chung. Một trung đội được trang bị 4 tổ hợp tên lửa phòng không Crotale-NG có thể tự điều phối các hoạt động của mình và tự động trao đổi các dữ liệu.

Phụ thuộc vào mức độ đánh giá nguy cơ và khả năng phối hợp giữa các tổ hợp để tấn công các mục tiêu trên không mà lựa chọn vị trí bố trí sao cho phù hợp.

Tổ hợp tên lửa Crotale-NG có thể được lắp đặt trên các loại xe bọc thép hạng nhẹ bánh hơi hoặc bánh xích khác nhau.

Các đặc tính kỹ - chiến thuật của Crotale-NG:

Cự ly bắn: 500-10000m
Độ cao tiêu diệt: đến 6.000m
Số lượng tên lửa trong ống phóng: 8 quả
Thời gian phản ứng: 5s
Vận tốc bay tối đa của tên lửa: 3,5m/s
Thời gian bay ở cự ly 8.000m: 10s
Dài: 2.290mm
Đường kính thấn: 165mm
Trọng lượng tên lửa: 73kg
Loại đầu đạn: mảnh, hoạt động theo hướng
Trọng lượng đầu đạn: 14kg
Hệ thống dẫn hướng tên lửa: theo mệnh lệnh vô tuyến hoặc định vị quang học
{iarelatednews articleid='10692,10119,10507,10424,10220,10154,10132,10031,9995,9970,9950,9769,9854,9795,9829,9434,9046'}

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

Đặc tính kỹ chiến thuật của hệ thống tên lửa "Gấu xám" do Pháp chế tạo ảnh 7