F35 không thể hạ cánh trên tàu sân bay

17/01/2012 08:31
Nguyễn Thảo (theo VZ)
(GDVN) - Telegraph hôm thứ 2 (16/1) cho biết, các máy bay F35 gặp vấn đề trong việc hạ cánh xuống tàu sân bay

Nhiều tỷ đô la đã được Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh đổ vào chương trình máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF) của Lầu Năm Góc nhưng hiện tại Anh đang phải đối mặt với một mối lo ngại lớn, khi mà các máy bay F35 của chương trình này gặp vấn đề trong việc hạ cánh xuống tàu sân bay, Telegraph cho biết vào thứ 2.

Theo các báo cáo của Telegraph, Lầu Năm Góc đã công bố tài liệu chỉ ra các khiếm khuyết trong cấu trúc của các máy bay chiến đấu trong thời gian thử nghiệm hạ cánh xuống tàu sân bay. Trong số 8 lần thử nghiệm hạ cánh sử dụng cáp hãm đà, không có một lần nào thành công.

Các chuyên gia cho rằng tất cả các lỗi này nằm ở móc đuôi, thiết bị kết hợp với cáp hãm đà trên sàn tàu sân bay bay khi máy bay thực hiện hạ cánh xuống tàu sân bay.

Theo các chuyên gia, vị trí của móc đuôi không hợp lý đã khiến cho nó không thể móc vào các dây hãm trên sàn tàu sân bay làm cho máy bay không thể giảm tốc độ đến mức cần thiết trước khi có thể lao xuống biển từ boong tàu.

Tuy nhiên, đây không phải là nhược điểm duy nhất của loại máy bay mới này. Các chuyên gia của Lầu Năm Góc đã lưu ý rằng các máy bay chiến đấu cũng không có khả năng phóng được  tên lửa không đối không lớp Asraam của Anh.

Lầu Năm Góc cho rằng F35C vẫn chưa được kiểm tra một cách đầy đủ và không loại trừ khả năng phát hiện thêm các lỗi khác trong loại siêu tiêm kích thế hệ 5 này, The Daily Telegraph cho biết.

Chương trình máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF) được đặt ra để thay thế một số loại máy bay khác nhau trong khi vẫn cắt giảm được chi phí phát triển, sản xuất và duy trì hoạt động.

Điều này có thể đạt được bằng cách chế tạo 3 biến thể dựa trên một kiểu máy bay, chia sẻ đến 80% các linh kiện của chúng: F-35A: CTOL - loại cất và hạ cánh bình thường, F-35B: STOVL- loại cất cánh khoảng cách ngắn và đáp thẳng xuống, F-35C: biến thể trang bị cho hàng không mẫu hạm.

Các khách hàng đầu tiên cũng như là nhà tài trợ tài chính của chương trình là Hoa Kỳ và Anh Quốc. 8 quốc gia khác cũng tài trợ cho việc phát triển máy bay, và sẽ quyết định trong năm 2007 sẽ mua máy bay hay không.

Tổng chi phí phát triển máy bay là hơn 40 tỉ đô la Mỹ (được đài thọ phần lớn bởi Hoa Kỳ), và việc mua khoảng 2.400 máy bay được ước tính sẽ tốn kém thêm khoảng 200 tỉ đô la Mỹ nữa.

Anh Quốc là nước duy nhất thuộc đồng minh cấp 1, đóng góp khoảng 2,5 tỉ đô la Mỹ hay là 10% chi phí phát triển máy bay, theo một Bản ghi nhớ ký năm 1995 để Anh Quốc chính thức tham gia đề án này.

Phía Anh Quốc càng ngày càng bày tỏ lo ngại phía Mỹ không cho phép tiếp cận các kỹ thuật cho phép họ duy trì và nâng cấp những chiếc F-35 mà không có sự can thiệp của Mỹ. Đây được hiểu là liên quan đến phần mềm của máy bay.

Trong 5 năm, các viên chức Anh đã khiếu nại về đảm bảo sẽ được chuyển giao công nghệ. Yêu cầu này, vốn được sự ủng hộ của chính quyền Bush, lại bị ngăn chặn luôn bởi Hạ nghị sĩ Henry Hyde, người nói rằng Anh Quốc cần thắt chặt luật pháp ngăn không cho chuyển giao trái phép các kỹ thuật tiên tiến của Mỹ cho bên thứ ba.

Vào ngày 25 tháng 7-2007, Bộ Quốc phòng Anh xác nhận đã đặt đóng mới 2 hàng không mẫu hạm kiểu Queen Elizabeth, cho phép triển khai những chiếc F-35B đặt mua.

Nguyễn Thảo (theo VZ)