Giấc mơ bay cao của động cơ phản lực quân sự Trung Quốc

15/05/2012 19:41
Theo Infonet
Ngành hàng không vũ trụ quân sự của Trung Quốc còn để lộ gót chân Asin trong việc sản xuất hàng loạt các động cơ phản lực hiện đại.
Những căng thẳng gần đây tại Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) với Philippines và sự lo lắng của Bắc Kinh về sự chiến lược mới tại khu vực châu Á khiến Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc huy động thêm nhiều máy bay chiến đấu thế hệ mới. Nga từng có thời cung cấp cho Trung Quốc những động cơ phản lực hiệu suất cao dùng cho quân sự. Tuy vậy, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang miệt mài làm việc để có thể tự mình chế tạo được động cơ phản lực quân sự, chấm dứt sự phụ thuộc vào Nga, giúp Trung Quốc có chiến lược linh hoạt, có khả năng cạnh tranh với các máy bay do Nga sản xuất trên thị trường máy bay chiến đấu.
Chiếc J-20 thứ hai kí hiệu 2002 của Trung Quốc bay thử nghiệm gần đây
Chiếc J-20 thứ hai kí hiệu 2002 của Trung Quốc bay thử nghiệm gần đây
Nhưng làm thế nào để đưa động cơ phản lực quân sự của Trung Quốc có thể sớm cất cánh? Ngành hàng không vũ trụ quân sự của Trung Quốc còn để lộ gót chân Asin trong việc sản xuất hàng loạt các động cơ phản lực hiện đại. Mặc dù các kỹ sư quân sự của Trung Quốc đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc thiết kế, chế tạo động cơ phản lực, nhưng Trung Quốc vẫn gặp phải khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa, thiếu công nhân lành nghề, và đặc biệt là ngành luyện kim của Trung Quốc chưa có khả năng chế tạo cánh quạt tua bin chất lượng cao.
Một tờ báo Nga gần đây đưa tin, Trung Quốc có thể chế tạo hầu hết các bộ phận của động cơ AL-31, loại động cơ được sử dụng nhiều trong các chiến đấu cơ J-10 và J-11 của Trung Quốc, nhưng vẫn phải nhập cánh quạt tua bin của Nga.Những vấn đề này có thể đã làm chậm tiến độ nghiên cứu, chế tạo chiến đấu cơ J-15, J-20 và cả những máy bay chiến đấu thế hệ mới. Điều này đang thu hút sự quan tâm của các quan chức chính trị cấp cao tại Trung Quốc. Ông Cam Hiểu Hoa, kỹ sư cao cấp tại Viện nghiên cứu Vũ khí không quân, người từng được Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trao tặng giải thưởng vì sự cống hiến trong 26 năm làm việc, cho biết, hạn chế lớn nhất trong việc chế tạo động cơ phản lực của Trung Quốc là xơ sở hạ tầng và cơ sở sản xuất. Cơ sở sản xuất động cơ vẫn chia lẻ theo vùng miền giữa các thành phố như Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh), Tây An (tỉnh Thiểm Tây) và An Thuận (tỉnh Quý Châu). Cơ sở sản sản xuất nhiều vi mô, ít vĩ mô, số lượng nhân viên làm việc cho các chương trình này lại thấp một cách đáng ngạc nhiên so với tiêu chuẩn phương Tây, trừ phi họ được “biên chế” ở một đơn vị khác. Về động cơ phản lực, việc thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành khác nhau của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng là một vấn đề. Sự bảo trợ địa phương có thể gây sự trùng lặp về sản xuất, khả năng quản lý yếu kém, làm kèo dài thời gian xuất hiện trên thị trường. Việc phân tán tài nguyên tại các cơ sở nghiên cứu trong phạm vi Trung Quốc có khi lại phản tác dụng, đặc biệt là ở giai đoạn phát triển này. Các mô hình quốc phòng của Trung Quốc được dựa trên cơ sở quốc phòng của Liên Xô đã thiếu sự chính xác trong lĩnh vực này: không có sự liên kết thống nhất giữa các cơ sở sản xuất, các nhân tài thiết kế và kỹ thuật làm việc trong môi trường “phong kiến” chia năm xẻ bảy. Hệ thống này chưa được tiêu chuẩn hóa, việc kiểm soát chất lượng lại thấp hơn ở các bộ phận, khiến Mỹ giành thắng lợi trong cuộc chạy đua không gian với hệ thống vượt trội của mình. Về lý thuyết, Trung Quốc có thể vượt qua cả những công nghệ của Nga và nước ngoài, nhưng nó đã gặp phải vấn đề trên thực tế khi nghiên cứu, chế tạo động cơ phản lực hiệu suất cao đòi hỏi sự phức tạp. Tiêu chuẩn hóa và hội nhập có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển động cơ phản lực, nhưng có thể sẽ bị ảnh hưởng do chiến lược phát triển công nghệ và biện pháp mua lại. Nếu không có sự quản lý tiên tiến như Six Sigma hay Quản lý chất lượng toàn diện Total Quality Management (TQM), không có khả năng thiết kế và sản xuất các bộ phận phức tạp, Trung Quốc khó có thể nâng cao kỹ thuật về động cơ phản lực hiệu suất cao. Nếu hiện giờ Trung Quốc có được trình độ kỹ thuật mà các nhà sản xuất Mỹ có được cách đây 20 năm, thì Trung Quốc có thể tự chế tạo được động cơ phản lực cho chiến đấu cơ thế hệ mới nhất của mình. Chương trình chiếc đấu cơ J-20 mới (lần đầu tiên được công bố trong chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gate hồi tháng 1 năm 2011) rất cần sự đột phá trong việc nghiên cứu chế tạo động cơ phản lực. Bởi vì Nga không muốn bán các công cụ hỗ trợ giúp J-20 đạt tốc độ siêu thanh, nên J-20 chưa thể đứng ngang hàng với chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới như F-22 của Mỹ và Sukhoi T-50/PAK FA của Nga. Tuy nhiên, những số liệu cho thấy, các nhà sản xuất động cơ phản lực quân sự chủ yếu của Trung Quốc như Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc, đang đấu tranh để kiểm sát chất lượng nhằm phù hợp với việc chế tạo động cơ WS-10. Vấn đề này khiến dư luận tin rằng, nhiều máy bay chiến đấu của Trung Quốc phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu từ Nga. Đến tháng 7/2011, Trung Quốc đã đặt hàng 123 động cơ phản lực AL-31 của Nga, chứng tỏ rằng công nghệ sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho các chiến đấu cơ của Trung Quốc. Số lượng động cơ phản lực nhập khẩu gần đây nhất cho thấy, Trung Quốc chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu của các máy bay chiến đấu hiện đại của nước này, gồm cả loại JF-17 bán cho Pakistan, còn lại 80% máy bay chiến thuật của Trung Quốc đang dùng động cơ nhập khẩu từ Nga, và có khả năng vẫn phụ thuộc vào các động cơ do Nga chế tạo trong hai năm nữa. Giấc mơ động cơ phản lực hiệu suất cao của Trung Quốc sắp cất cánh, nhưng sự phát triển của các động cơ này cũng như ngành chế tạo chính xác của Trung Quốc vẫn cần có những đường băng ở phía trước.
Theo Infonet