Hải quân Ấn Độ: Chakra - "thợ săn chí tử" đối với tàu chiến đối phương

02/02/2012 09:11
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Tàu ngầm hạt nhân Chakra được Ấn Độ thuê của Nga được cho là không thua kém tàu ngầm tiên tiến nhất của Mỹ, là một “thợ săn chí tử”.
Tàu ngầm hạt nhân Chakra
Tàu ngầm hạt nhân Chakra
Ngày 29/1, tờ “Daily Star” của Bangladesh đã đăng bài viết của cựu Đại sứ Bangladesh tại Trung Quốc Ashfaqur Rahman cho biết, cách đây không lâu, Hải quân Ấn Độ đã trang bị tàu ngầm hạt nhân Chakra (nguyên là tàu Cheetah). Hải quân Ấn Độ bỏ ra số tiền gần 1 tỷ USD, thuê của Nga tàu ngầm hạt nhân lớp 8.000 tấn này, thời hạn thuê là 10 năm. Tàu ngầm hạt nhân Chakra sẽ gia nhập vào hạm đội 14 chiếc tàu ngầm cũ kỹ của Hải quân Ấn Độ, tàu ngầm này sẽ trang bị tên lửa hành trình Club-S ngầm đối đất (do Nga chế tạo, có tầm phóng khoảng 300 m) và ngư lôi tiên tiến. Tàu ngầm này sẽ triển khai ở cảng Vishakhapatnam, ven bờ vịnh Bangladesh.Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, tàu ngầm hạt nhân Chakra “sẽ là thợ săn chí tử của tàu ngầm và tàu chiến đối phương”. Nó sẽ bảo vệ cho hạm đội Hải quân Ấn Độ. Tính yên tĩnh của chiếc tàu này tiên tiến như tàu ngầm mới nhất của Mỹ, hơn nữa có thể lặn trong thời gian tương đối lâu. Hiện nay, Ấn Độ trang bị nhiều loại vũ khí trang bị quân sự tiên tiến trên biển. Một nước theo đuổi hoà bình thế giới mà làm như vậy là không bình thường. Nhưng, có chuyên gia phân tích cho rằng, đây là một phần trong những nỗ lực khu vực để ứng phó với bất cứ nước lớn thù địch nào, đặc biệt là những nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong những nỗ lực khu vực này, các nước đã sớm hình thành liên minh “trục dân chủ”. Theo đó, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia đã hình thành một liên minh.
Tàu ngầm hạt nhân Chakra
Tàu ngầm hạt nhân Chakra
Tháng 5/2011, Nhật Bản và Australia đã ký Hiệp định Thu nhận và Dịch vụ tương hỗ (Acquisitionand Cross-Servicing Agreement, ACSA). Thoả thuận này yêu cầu Nhật Bản và Australia cung cấp vật tư và dịch vụ cho nhau trong thời gian tập trận chung, giữ gìn hoà bình, viện trợ. Đây là thoả thuận thứ hai Nhật Bản ký với nước ngoài, sau khi đã ký với Mỹ.

Nhưng, trước đó, vào tháng 4/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản còn thăm Ấn Độ và tổ chức hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật-Ấn lần thứ hai.

Hai bên đã đạt được đồng thuận về tập trận chung, đối thoại quân sự, giao lưu các cấp và các lĩnh vực.

Đồng thời, Mỹ đang tập trung xây dựng cơ chế an ninh mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trọng điểm quan tâm của Mỹ là các tuyến đường biển có vị trí quan trọng, hiểm yếu (yết hầu), đó là các eo biển hẹp và dài nối các tuyến đường biển trên thế giới.

Do rất nhiều dầu mỏ phải được vận chuyển qua những eo biển này, cho nên chúng có vai trò rất quan trọng đối với an ninh năng lượng toàn cầu.

Eo biển Hormuz ở vịnh Péc-xích và eo biển Malacca - nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, đều thuộc tuyến đường biển quan trọng và hiểm yếu.

Đầu phía đông của eo biển Malacca nối với biển Đông, nơi Trung Quốc và một số nước ASEAN tồn tại tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Ở eo biển Hormuz, Mỹ đối mặt trực tiếp với Iran. Iran đã sẵn sàng, nếu Mỹ tiến hành trừng phạt kinh tế đối với Iran do chương trình hạt nhân, Iran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz.

Vì vậy, tháng 10/2011, tại Hà Nội, khi tham gia Hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đương nhiệm khi đó là Robert Gates đã gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa,

hai bên tái khẳng định hai nước Mỹ-Nhật sẽ dựa vào thoả thuận an ninh song phương để bảo vệ sự ổn định của biển Hoa Đông, ứng phó với tranh chấp lãnh thổ giữa Trung-Nhật trên biển Hoa Đông.

Trong thời gian này, hai bên có thể đã nhắc tới khả năng tác chiến hiệp đồng giữa Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Gần đây, quan hệ giữa Hải quân Ấn Độ và Australia được tăng cường vững chắc.

Australia coi Ấn Độ là “nước láng giềng kéo dài”. Tàu chiến hải quân hai nước đã thăm viếng lẫn nhau và ngày càng tổ chức thường xuyên các cuộc tập trận chung.

Về nguyên tắc, Australia đã đồng ý bán uranium cho Ấn Độ, đây là một bước ngoặt chính sách lớn.

Mỹ còn thông qua xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược đã tăng cường quan hệ với Ấn Độ. Tháng 10/2011, quân Mỹ và lực lượng miền núi Ấn Độ đã tổ chức cuộc tập trận chung “Yudh  Abhyas” ở phía nam dãy núi Himalayas.

Mỹ còn tổ chức tập trận chung thường niên “Malabar” với Ấn Độ. Đến nay, cuộc tập trận này đã gồm cả Canada, Australia, Nhật Bản và Singapore.

Năm 2007, cuộc tập trận “Malabar” được tổ chức tại vịnh Bangladesh rất gần với ven bờ Bangladesh, có 25 tàu chiến của 5 nước tham gia.

Vì vậy, một nước nghèo có dân số tới 700 triệu người lại tích cực mua sắm và thuê những loại vũ khí tiên tiến như tàu ngầm hạt nhân Chakra sẽ gây sự chú ý của dư luận.

Đối với Ấn Độ, họ thiếu tài nguyên và không dùng để xoá nghèo, điều này là do Ấn Độ đang đối mặt với sự nổi loạn của chủ nghĩa phe phái, các cuộc tấn công khủng bố và khởi nghĩa vũ trang ở phía đông bắc, cần được Chính phủ New Delhi ưu tiên xem xét.

Trò chơi nước lớn cuốn vào Ấn Độ Dương có thể sẽ làm cho một số nước không quan tâm tới vấn đề chiến lược của New Delhi tồn tại bất đồng.

Trên thực tế, Ấn Độ trước hết cần tiếp xúc với Trung Quốc, nhanh chóng phân định tuyến đường biên giới phía bắc để tăng cường lòng tin, giảm thấp khả năng nổ ra xung đột tiềm tàng giữa hai nước.

Trong cuộc hội đàm lần thứ năm về biên giới Trung-Ấn gần đây, hai bên đã đạt đồng thuận trong việc xây dựng cơ chế tham vấn và điều phối công tác về vấn đề biên giới.

Hai nước Ấn Độ và Trung Quốc là đối tác hợp tác thương mại, nhưng hầu như không có biện pháp gì có thể xoá được cảm giác không tin cậy lẫn nhau giữa hai nước.

Động thái gia nhập vào liên minh chống Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản và Australia có thể tiếp tục làm xấu đi tình hình này.

Năm 2011, Ấn Độ đã đầu tư 36 tỷ USD cho lĩnh vực quân sự. Hiện nay, Ấn Độ đang nhanh chóng hiện đại hoá lực lượng vũ trang,

xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống vận chuyển hạt nhân. Nước này có kế hoạch đầu tư hơn 112 tỷ USD trước năm 2016, phát triển vũ khí trang bị tiên tiến.

Về việc ứng xử với một nước Ấn Độ như vậy, báo Bangladesh cho rằng, từ năm 2009 đến nay, Bangladesh luôn tổ chức tập trận chung với Ấn Độ.

Hai nước còn cùng kiểm tra chiến thuật khu vực chiến lược. Ấn Độ đang xem xét cung cấp trang bị quân sự cho Bangladesh. Điều đáng mỉa mai là, Bangladesh luôn mua vũ khí trang bị từ Trung Quốc.

Mặc dù vậy, việc tuần tra của Hải quân Ấn Độ đối với vùng biển sâu vẫn làm cho Bangladesh và các nước nhỏ quanh Ấn Độ Dương phải lo ngại về an ninh thương mại và vận chuyển năng lượng đường biển. Họ lo ngại, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trong tương lai sẽ xuất hiện một lực lượng quân sự tương tự như NATO (được hợp thành bởi Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) ngăn chặn Trung Quốc và các nước khác.  Động thái thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra của Ấn Độ đã báo trước sự phát triển tiềm tàng này.
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)