Hải quân Mỹ 5 năm tới muốn chế tạo 41 tàu chiến

21/02/2014 07:51
Việt Dũng
(GDVN) - Hải quân Mỹ từ năm tài khóa 2014 đến 2018 có kế hoạch chế tạo mới 41 tàu chiến, không thể đáp ứng mục tiêu duy trì quy mô 306 tàu chiến.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Gerald R Ford mới nhất của Mỹ
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Gerald R Ford mới nhất của Mỹ

Mạng "Aerospace Defense" Pháp ngày 17 tháng 2 đưa tin, gần đây, Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ tiếp tục công bố báo cáo liên quan đến kế hoạch đóng tàu tương lai của Hải quân Mỹ, báo cáo tiết lộ, trong năm tài khóa 2014, Hải quân Mỹ yêu cầu cấp kinh phí chế tạo 8 tàu chiến mới, bao gồm 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, 1 tàu DDG-51 Aegis, 4 tàu tuần duyên và 1 tàu đổ bộ (MLP/AFSB).

Về kế hoạch trung hạn, Hải quân Mỹ từ năm tài khóa 2014 đến 2018 có kế hoạch chế tạo mới 41 tàu chiến, giảm 1 chiếc so với số lượng chế tạo 42 tàu 5 năm này theo báo cáo ngân sách tài khóa 2013, nhưng con số này phù hợp với kế hoạch 5 năm tài khóa 2013-2017.

Mấy năm qua, kế hoạch quy mô tàu chiến, tỷ lệ mua sắm tàu chiến và khả năng chi trả dự kiến của kế hoạch đóng tàu Hải quân Mỹ được Ủy ban quốc phòng Quốc hội Mỹ rất quan tâm, hiện nay, kế hoạch đóng tàu 30 năm tới (2014-2043) thuộc năm tài khóa 2014 của Hải quân Mỹ cũng giống như kế hoạch mấy năm gần đây, nhìn về lâu dài vẫn không thể đáp ứng mục tiêu quan trọng là thực hiện duy trì quy mô 306 tàu chiến.

Hải quân Mỹ dự đoán, 30 năm tới quy mô tàu chiến của họ không chỉ nhỏ hơn 306 chiếc, mà còn đối mặt với rất nhiều thiếu thốn năng lực trên phương diện tàu khu trục, tàu ngầm tấn công và tàu chiến đổ bộ.

Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 mới nhất của Mỹ
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 mới nhất của Mỹ

Tháng 10 năm 2013, Văn phòng ngân sách Quốc hội (CBO) công bố báo cáo đánh giá chi tiêu kế hoạch đóng tàu 30 năm tới có liên quan đến kế hoạch năm tài khóa 2014 của Hải quân, báo cho cho thấy, kế hoạch này mỗi năm bình quân chi 19,3 tỷ USD, cao 15% so với dự kiến của Hải quân:

10 năm đầu tiên cao 6%, 10 năm thứ hai cao 16%, 10 năm cuối cùng cao 26%. Trong đó, chênh lệch dự đoán chi tiêu giai đoạn sau của kế hoạch này tăng lớn chủ yếu là do có sự khác biệt trong tính toán của CBO và Hải quân đối với lạm phát.

Việt Dũng