Hải quân Mỹ có nhiều động thái mới, sẽ không rời Biển Đông

12/08/2015 07:12
Đông Bình (Tổng hợp)
(GDVN) - Mua 22 tàu khu trục lớp Arleigh-Burke III, lắp tên lửa Hellfire cho tàu tuần duyên, biên chế tàu ngầm mạnh nhất John Warner, lắp hệ thống Type 2200...

Mua 22 tàu khu trục lớp Arleigh-Burke III trị giá 56 tỷ USD

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 11 tháng 8 đưa tin, Hải quân Mỹ dự tính mua sắm 22 tàu khu trục lớp Arleigh-Burke III (DDG51 Flight III), sẽ tiêu tốn 56 tỷ USD. Nếu tăng mua 5 chiếc, tổng chi phí sẽ còn tiếp tục tăng lên 20%.

Tàu khu trục Aegis lớp Arleigh-Burke của Hải quân Mỹ
Tàu khu trục Aegis lớp Arleigh-Burke của Hải quân Mỹ

Trong số tiền 56 tỷ USD này, 50,2 tỷ USD dùng cho tàu chiến, 5,8 tỷ USD dùng để mua radar mới, kế hoạch này đang đợi Quốc hội phê chuẩn, sẽ khởi động vào năm 2016.

Tàu khu trục lớp Arleigh-Burke III đã trang bị radar phòng không - phòng thủ tên lửa của Công ty Raytheon, đã tăng cường năng lực phòng không - phòng thủ tên lửa tổng hợp, hệ thống tác chiến, thân tàu, hệ thống máy móc và hệ thống điện đều được cải tiến.

Theo giới thiệu của Bộ tư lệnh hệ thống trên biển Hải quân Mỹ, việc nghiên cứu phát triển lớp Arleigh-Burke III tiêu tốn 4,2 tỷ USD, mua sắm tàu chiến sẽ tiêu tốn 46 tỷ USD. Mãi cho đến nay, Hải quân Mỹ chỉ công khai đánh giá chi phí 9 trong số 22 chiếc theo kế hoạch chung.

Trong một tuyên bố, người phát ngôn Hải quân Mỹ cho biết, kế hoạch mua tàu lớp Arleigh-Burke cải tiến "sẽ được phản ánh trong kế hoạch tàu chiến DDG51 Flight III sẽ mua vào mùa xuân năm 2016".

Được biết, vào tháng 4 năm 2014, Hải quân Mỹ đã trình lên Quốc hội nước này báo cáo đánh giá chi phí mua 22 tàu khu trục lớp Arleigh-Burke III.

Báo cáo đánh giá chi phí tàu lớp Arleigh-Burke III dự tính, chi phí hoạt động 40 năm (cả đời) sẽ lên tới 134,2 tỷ USD, làm cho chi phí mua tàu tổng thể dự tính lên tới 184,4 tỷ USD.

Trong khi đó, trong năm tài khóa 2014, Hải quân Mỹ dự đoán chi phí nghiên cứu phát triển là 3,9 tỷ USD, chi phí mua sắm là 38,2 tỷ USD, mỗi tàu có chi phí hoạt động hàng năm là 81,8 triệu USD, chi phí hoạt động cả đời là 114,2 tỷ USD.

Hải quân Mỹ sẽ lắp tên lửa Longbow Hellfire cho tàu tuần duyên
Hải quân Mỹ sẽ lắp tên lửa Longbow Hellfire cho tàu tuần duyên

Tàu tuần duyên Mỹ sẽ lắp tên lửa Hellfire

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 6 tháng 8 đưa tin, Hải quân Mỹ đã tiến hành kiểm tra kỹ thuật đối với tên lửa Longbow - Hellfire phiên bản cải tiến sử dụng trên tàu tuần duyên.

Loại hệ thống tên lửa này được phát triển trên nền tảng mô đun tên lửa mặt nước, đồng thời có thể nâng cao năng lực răn đe của tàu tuần duyên, có triển vọng hoàn thành tích hợp và biên chế vào cuối năm 2017.

Tàu khảo sát Hải quân Mỹ đã bắn và kiểm tra tên lửa Longbow - Hellfire, tên lửa này có thể tiêu diệt một loạt mục tiêu mặt nước. Hải quân Mỹ cho biết, việc tích hợp hệ thống tên lửa này đánh dấu năng lực tác chiến của mô đun nhiệm vụ tác chiến mặt nước thế hệ thứ ba của tàu tuần duyên đã hoàn thiện.

Sau khi hoàn thành tích hợp và thử nghiệm, tên lửa Longbow - Hellfire sẽ phối hợp sử dụng với pháo 57 mm, tên lửa SeaRAM, máy bay trực thăng MH-60R Sea Hawk của tàu tuần duyên.

Ngày 1 tháng 8 năm 2015, Hải quân Mỹ tổ chức lễ biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công USS John Warner lớp Virginia
Ngày 1 tháng 8 năm 2015, Hải quân Mỹ tổ chức lễ biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công USS John Warner lớp Virginia

Hải quân Mỹ biên chế tàu ngầm mạnh nhất

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 6 tháng 8 đưa tin, tàu ngầm USS John Warner trọng tải là 7.800 tấn, dài 337 thước Anh (1 thước Anh khoảng 0,3 m), tiêu tốn 2 tỷ USD, hệ thống kiểm soát tác chiến trông rất giống máy chơi game điện tử cỡ lớn.

Khi tàu ngầm mới nhất này được Hải quân Mỹ tổ chức lễ biên chế ở căn cứ hải quân Norfolk vào thứ Bảy tuần trước, chỉ huy tàu này, trung tá Daniel Caldwell, người đã có 22 tuổi quân là thuyền trưởng đầu tiên của tàu ngầm John Warner Mỹ.

Ông tự hào nói: "Đây là thứ tốt nhất tôi nhìn thấy từ khi nhập ngũ đến nay, nó sẽ làm tôi sau này bất luận tiếp tục làm công việc gì đều tẻ nhạt, vô vị".

Tàu ngầm USS John Warner căn bản không có kính tiềm vọng, nó sử dụng cột buồm quang tử (photon), đây là một loại thiết bị điện tử rất thần kỳ, bao gồm độ phân giải cao và camera tia hồng ngoại, làm cho chiếc tàu ngầm tấn công lớp Virginia thứ 12 này khác biệt khi ở đáy biển. Nó có thể nhìn thấy thứ khác, nhưng sẽ không có thứ gì nhìn thấy nó.

Thông tin camera hiển thị ở màn hình lớn của trung tâm chỉ huy tàu ngầm. Một cột điều khiển đang kiểm soát toàn bộ tình hình hiển thị, rất giống cần điều khiển của máy chơi game điện tử.

Ngày 1 tháng 8 năm 2015, Hải quân Mỹ tổ chức lễ biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công USS John Warner lớp Virginia
Ngày 1 tháng 8 năm 2015, Hải quân Mỹ tổ chức lễ biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công USS John Warner lớp Virginia

2 thủy thủ ngồi ở trước tường màn hình hiển thị, giống người điều khiển chính và trợ thủ đang lái tàu ngầm. Daniel Caldwell cho biết, năm ngoái lái tàu ngầm cần 4 người, nhưng sự tiến bộ công nghệ đã giảm một nửa số nhân viên lái.

Tàu ngầm USS John Warner đã trang bị 12 quả tên lửa hành trình Tomahawk và ngư lôi MK48. Tên lửa Tomahawk được tiến hành bắn từ 2 khoang lớn hơi giống "buồng" súng lục, còn ngư lôi được phóng từ 4 ống phóng của tàu, 4 ống phóng này bố trí đều ở hai bên tàu ngầm.

Việc bố trí hỏa lực của tàu ngầm USS John Warner làm cho nó có thể làm một số việc đặc biệt như bắn máy bay không người lái ở đáy biển, vận chuyển lực lượng đột kích báo biển Hải quân Mỹ, trên đường không cần nổi lên mặt nước.

Daniel Caldwell cho biết: "Tất cả những nhiệm vụ chúng tôi thực hiện đều hơn hẳn tàu ngầm trước đây". Nhưng, điều này không có nghĩa là Daniel Caldwell không lo ngại đối với nhiệm vụ của ông và khoảng 135 thủy thủ của tàu ngầm.

Ngày 1 tháng 8 năm 2015, Hải quân Mỹ tổ chức lễ biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công USS John Warner lớp Virginia
Ngày 1 tháng 8 năm 2015, Hải quân Mỹ tổ chức lễ biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công USS John Warner lớp Virginia

Ông nói: "Chúng tôi sẽ đến một số khu vực có điều kiện rất khắc nghiệt trên thế giới để thực hiện nhiệm vụ rất phức tạp. Phải bảo đảm toàn bộ thành viên sẵn sàng đi thực hiện nhiệm vụ được giao bất cứ lúc nào".

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert cho biết, chương trình tàu ngầm lớp Virginia là một trong những chương trình vũ khí thành công nhất của Lầu Năm Góc, nhất là cân nhắc đến hiệu quả của nó.

Ông nói, công nghệ của tàu ngầm USS John Warner tiên tiến nhất, "là tàu chiến nguy hiểm nhất trong số tàu ngầm cùng loại hiện có của chúng tôi".

Triển khai 3 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia lại gặp khó khăn

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 6 tháng 8 đưa tin, do ống dẫn quan trọng của mạch kín 2 lò phản ứng hạt nhân xuất hiện vấn đề khi kiểm tra và sửa chữa, Hải quân Mỹ tạm thời đã hạn chế triển khai 3 tàu ngầm mới chế tạo, gồm tàu Minnesota (SSN-783), tàu North Dakota (SSN 784) và tàu John Warner (SSN 785, tàu này vừa biên chế).

Trước đó, ống khuỷu dài 10 tấc Anh kết nối mạch kín 1 và mạch kín 2 của hệ thống động cơ hạt nhân của tàu ngầm gặp sự cố. Theo Bộ Tư lệnh hệ thống trên biển Mỹ, sự cố loại này sớm đã phát hiện vào đầu năm nay.

Ngày 1 tháng 8 năm 2015, Hải quân Mỹ tổ chức lễ biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công USS John Warner lớp Virginia
Ngày 1 tháng 8 năm 2015, Hải quân Mỹ tổ chức lễ biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công USS John Warner lớp Virginia

Ngày 5 tháng 8, bộ tư lệnh này đã ra lệnh hạn chế sử dụng 3 tàu ngầm, đồng thời trình lên Quốc hội.

Hải quân Mỹ cho biết, mặc dù vấn đề này sẽ không hoàn toàn lập tức gây tổn thất cho tàu ngầm và thủy thủ, nhưng tính đến độ an toàn lâu dài, vẫn cần thận trọng xử lý.

Tàu ngầm lớp Virginia do Công ty General Dynamics Electric Boat và nhà máy đóng tàu Newport News tập đoàn Huntington Ingalls chế tạo, nhưng ống khuỷu hơi nước lại do Công ty Nuflo Mỹ cung cấp.

Theo Hải quân Mỹ, ống khuỷu của Công ty Nuflo ban đầu không được kiểm tra từ tính, cho thấy có "khuyết điểm lớp vỏ nhỏ", sau khi sửa chữa nhỏ đã kiểm nghiệm thành công sóng siêu âm.

Trong kiểm tra khả năng chịu ăn mòn a-xít, nhà cung cấp đã tiến hành sửa chữa hàn khi chưa được phép. Hiện nay, Công ty Nuflo vẫn chưa đưa ra bình luận gì về sự cố này.

Ngày 1 tháng 8 năm 2015, Hải quân Mỹ tổ chức lễ biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công USS John Warner lớp Virginia
Ngày 1 tháng 8 năm 2015, Hải quân Mỹ tổ chức lễ biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công USS John Warner lớp Virginia

Hải quân Mỹ cho biết, tàu ngầm Minnesota đã lắp 1 ống khuỷu có vấn đề, tàu North Dakota có 6 ống khuỷu, tàu John Warner có 3 ống khuỷu. Ngoài ra, vẫn có 40 ống khuỷu có vấn đề trang bị cho tàu ngầm đang chế tạo.

Tàu Minnesota lẽ ra hoàn thành sửa chữa sau khi chạy thử vào cuối tháng 7, nhưng do sự cố lần này, sẽ kéo dài thời gian duy tu. Tàu North Dakota vừa hoàn thành một nhiệm vụ dài 7 tuần, triển khai ở căn cứ tàu ngầm New London, trong vài tuần tới sẽ chạy đến nhà máy đóng tàu bắt đầu sửa chữa sau khi chạy thử tàu mới, giải quyết vấn đề ống khuỷu.

Tàu John Warner sẽ bị hạn chế triển khai nhiệm vụ trước khi giải quyết vấn đề ống khuỷu. Ngoài ra, nhà máy đóng tàu sẽ còn tiến hành kiểm tra sự cố ống khuỷu đối với tàu ngầm Illinois đang chế tạo.

Sẽ mua 2 hệ thống định vị thủy âm Type 2200 lắp cho tàu ngầm hạt nhân

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 11 tháng 8 đưa tin, quan chức Trung tâm hậu cần hạm đội của Bộ Tư lệnh hệ thống cung ứng Hải quân Mỹ tuyên bố, sẽ mua 2 hệ thống thiết bị định vị thủy âm hình ảnh quét phụ mô đun hóa Type 2200 của Công ty EdgeTech để hỗ trợ cho đánh giá năng lực tác chiến của tàu ngầm hạt nhân ở vùng biển Bắc Cực.

Hệ thống định vị thủy âm Type 2200
Hệ thống định vị thủy âm Type 2200

Thiết bị định vị thủy âm Type 2200 của Công ty EdgeTech là một loại thiết bị nhỏ gọn dùng cho tàu ngầm có người lái và tàu lặn không người lái, có thể lắp hệ thống thiết bị định vị thủy âm, có thể dùng để thu thập hình ảnh từ thiết bị định vị thủy âm quét phụ, hình ảnh mặt cắt đáy và dữ liệu dò tìm ở biển sâu.

Chuyên gia Hải quân Mỹ sẽ lắp những hệ thống này trên tàu ngầm hạt nhân để hỗ trợ cho các chương trình của Phòng thực nghiệm tàu ngầm Bắc Cực, Hải quân Mỹ.

Hệ thống sẽ trợ giúp cho tác chiến của tàu ngầm hạt nhân ở vùng biển Bắc Cực và triển khai nghiên cứu, chủ yếu thể hiện ở đánh giá năng lực đo đạc, giám sát và theo dõi hệ thống của tàu ngầm hạt nhân ở vùng biển Bắc Cực.

Mô đun dưới nước có thể được bố trí ở độ sâu 6.000 m, hệ thống có thể chứa những công nghệ ảnh dưới nước.

Thủy quân lục chiến Mỹ đặt mua hệ thống vô tuyến điện

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 10 tháng 8 còn cho biết, Công ty Harris sẽ cung cấp hệ thống vô tuyến điện Falcon III® AN/PRC-117G cho lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, hệ thống này sẽ tăng cường và mở rộng kết nối thoại và dữ liệu.

Hệ thống vô tuyến điện Falcon III® AN/PRC-117G
Hệ thống vô tuyến điện Falcon III® AN/PRC-117G

Được biết, hợp đồng này trị giá 3,6 tỷ USD, nhưng, số lượng và thời gian bàn giao hệ thống liên lạc chiến thuật đa băng tần AN/PRC-117G không được tiết lộ nhiều chi tiết.

AN/PRC-117G là một loại hệ thống kiểu đeo lưng có trọng lượng nhẹ, có thể dùng cho một tiểu đội tác chiến, trình độ của nó thậm chí có thể so sánh với chỉ huy chiến trường. Hệ thống này đã cung cấp thông tin băng thông cao cho video trực tuyến, âm thanh đồng bộ và nguồn dữ liệu.

AN/PRC-117G sẽ giúp cho binh sĩ và sĩ quan chỉ huy trên chiến trường của lực lượng Thủy quân lục chiến có được một số thông tin quan trọng, theo thời gian thực có thể giúp họ phán đoán tình hình xảy ra trong tương lai. Điều này giúp cho việc mở rộng ứng dụng chiến thuật mạng băng thông của Thủy quân lục chiến tiến mạnh về phía trước.

Sản phẩm vô tuyến điện chiến thuật của Công ty Harris được Quân đội Mỹ và Liên quân sử dụng rộng rãi.

Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ tên lửa Diêm Thành Type 054A của Hải quân Trung Quốc bám đuôi.
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ tên lửa Diêm Thành Type 054A của Hải quân Trung Quốc bám đuôi.

Hải quân Mỹ không thể bị gạt ra khỏi Biển Đông

Hãng tin VOA Mỹ ngày 11 tháng 8 đưa tin, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ sắm nhậm chức, Đô đốc John Richardson cho biết, Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông, bảo đảm cho tự do hàng hải được bảo vệ. Nhưng, ông không cho biết rõ tàu chiến Mỹ có đi vào vùng biển 12 hải lý ở đảo nhân tạo do Trung Quốc mới xây dựng (bất hợp pháp) hay không.

Thượng viện Mỹ ngày 5 tháng 8 đã phê chuẩn Đô đốc John Richardson đảm nhiệm Tham mưu trưởng Hải quân mới, thay thế Đô đốc Jonathan Greenert - người sẽ nghỉ hưu vào tháng 9 năm nay.

Tại phiên điều trần được tổ chức để xét duyệt đề cử này của Ủy ban Quân sự Thượng viện diễn ra vào ngày 30 tháng 7, Đô đốc Richardson tuyên bố, Biển Đông sẽ tiếp tục là một khu vực hoạt động quan trọng của Hải quân Mỹ.

Đô đốc Richardson nói: "Tôi nghĩ, căn cứ vào nhiều nguyên nhân, hải quân chúng ta cần tiếp tục hoạt động ở đó, hoạt động bình thường ở vùng biển quốc tế, điểm này tuyệt đối quan trọng".

Trung Quốc (ngông cuồng) coi hầu hết Biển Đông thuộc phạm vi "chủ quyền" của họ, hơn 1 năm qua tiến hành lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) quy mô lớn ở đó, đồng thời xây dựng (bất hợp pháp) các công trình quân sự để tăng cường yêu sách chủ quyền (tham lam vô độ, lố bịch) của họ.

Đô đốc John Richardson chuẩn bị nhậm chức Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ
Đô đốc John Richardson chuẩn bị nhậm chức Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ

Thành viên Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ, thượng nghị sĩ Dan Sullivaan chất vấn Đô đốc Richardson, Quân đội Mỹ phải chăng sẽ điều tàu chiến đến khu vực 12 hải lý của những hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) để thể hiện không thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền đối với những đảo nhân tạo này.

"Tôi phải xem trước những yêu sách chủ quyền nào của họ là hợp pháp. Tình trạng ở đó thay đổi rất nhanh, quy thuộc chủ quyền tồn tại tranh chấp. Nhưng, xét đến cùng, chúng ta cần đến đó, đến tìm hiểu sự thực, đồng thời cho thấy chúng ta sẽ hoạt động ở đó, như vậy, chúng ta sẽ không bị gạt ra khỏi Biển Đông" - Đô đốc Richardson nói.

Thượng nghị sĩ Sullivan rõ ràng chưa hài lòng với câu trả lời này. Ông cho biết sẽ đưa vấn đề này ra chất vấn bằng văn bản đến Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Ngoài ra, một số thượng nghị sĩ cũng cho biết ủng hộ hành động này của ông.

Khi tham dự Đối thoại quốc phòng Shangri-La vào tháng 5 năm nay ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cho biết, Trung Quốc không thể có được chủ quyền khi biến đá ngầm thành sân bay hoặc do đó tiến hành hạn chế đối với giao thông đường không và hàng hải quốc tế. Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục bay, đi lại và thực hiện nhiệm vụ ở bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ

Tuy nhiên, cho đến nay, Quân đội Mỹ vẫn chưa nói rõ đã hoặc tương lai sẽ đến khu vực 12 hải lý ở những đảo nhân tạo này hay không.

Trung Quốc coi hành động đến gần do thám của Quân đội Mỹ là hành vi khiêu khích và thề sẽ quyết tâm "bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải" (tức quyết tâm bành trướng, xâm lược, thực dân ở Biển Đông theo yêu sách "đường lưỡi bò").

Đông Bình (Tổng hợp)