Hải quân Mỹ nhận tàu ngầm, tàu lặn mới,sẽ dùng 50% nhiên liệu thay thế

02/09/2014 07:42
Việt Dũng
(GDVN) - Trước năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ dùng 50% nhiên liệu thay thế cho tàu chiến; vừa nhận bàn giao tàu ngầm North Dakota, tiếp nhận tàu lặn LTV38.

Tàu chiến Mỹ trước năm 2020 sẽ có 50% nhiên liệu thay thế?

Hiện nay, Hải quân Mỹ và Chile đã đạt được thỏa thuận về vấn đề nhiên liệu thay thế hải quân, sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu nhiên tiệu thay thế tiên tiến của tàu chiến và máy bay hải quân. Biện pháp này sẽ tiếp tục củng cố vị thế dẫn trước của Mỹ trong ứng dụng nhiên liệu thay thế.

Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)
Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)

Trước đó, Mỹ đã triển khai hợp tác thời hạn 4 năm với Chile, thỏa thuận lần này sẽ bảo đảm an ninh, cung ứng và chi phí năng lượng của hai nước một cách có hiệu quả.

Hiện nay, hai nước đều đang từng bước giảm bớt sự lệ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch.

Hải quân Mỹ có kế hoạch sử dụng 50% nhiên liệu thay thế trước năm 2020, còn Hải quân Chile có kế hoạch sử dụng 45% nhiên liệu thay thế trên tàu chiến triển khai mới trong các năm 2014-2015.

Tuyên bố chung của Chile và Mỹ cho hay, do an ninh năng lượng có liên quan chặt chẽ với khả năng của quân đội, Bộ Quốc phòng Mỹ đang thúc đẩy ứng dụng mang tính liên tục đối với nhiên liệu hỗn hợp 50/50, đồng thời khuyến khích nước hợp tác quân sự cũng sử dụng nhiên liệu thay thế trên phương diện hàng không và hàng hải, bảo đảm tính liên thông giữa hải quân các nước.

Ngoài ra, từ năm 2011 trở đi, Hải quân Chile đã triển khai một loạt cuộc hội thảo về nhiên liệu thay thế cho tàu chiến hải quân.

Tháng 5 năm 2014, Hải quân Mỹ đã đầu tư cho Trung tâm nghiên cứu của Đại học Arizona để thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới công nghệ nhiên liệu tảo biển.

Hạm đội Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)
Hạm đội Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)

Tàu ngầm North Dakota lớp Virginia bàn giao sớm cho Hải quân Mỹ

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 1 tháng 9 cũng cho biết, ngày 29 tháng 8 tàu ngầm lớp Virginia Block III đầu tiên mang tên North Dakota (SSN 784) đã bàn giao thuận lợi cho Hải quân Mỹ, thời gian bàn giao sớm hơn 2 ngày so với quy định hợp đồng.

Do cân nhắc đến nhu cầu giảm chi phí mua sắm và tăng tính linh hoạt trong tác chiến tàu ngầm, tàu ngầm North Dakota ban đầu hầu như có 20% bộ kiện được thiết kế lại. 

Sự thay đổi này gồm có thiết kế lại đầu tàu và 2 ống phóng cỡ lớn thay thế cho 12 ống phóng độc lập, trong khi đó mỗi ống phóng cỡ lớn mới đều có thể phóng 6 quả tên lửa hành trình Tomahawk chỉ trong 1 lần phóng.

Mặc dù tàu ngầm North Dakota đã có sự thay đổi lớn, thời gian bàn giao vẫn có thể tiến hành sớm và chi phí cũng nằm trong dự toán, điều này đã thể hiện đầy đủ thành tựu to lớn trong chế tạo tàu ngầm North Dakota.

6 ngày trước, tàu ngầm North Dakota đã kết thúc thành công một loạt hoạt động kiểm tra thử nghiệm trên biển (INSURV), điều này cho thất khả năng hoạt động và tác chiến dưới nước xuất sắc của tàu ngầm này.

10 năm trước, vào ngày 12 tháng 10 năm 2004, chiếc tàu ngầm đầu tiên Virginia của lớp Virginia được bàn giao thành công. Sau đó, chương trình tàu ngầm lớp Virginia liên tục bàn giao thành công 10 chiếc, tàu ngầm North Dakota bàn giao lần này là phiên bản mới nhất của tàu ngầm lớp này.

Tàu ngầm North Dakota lớp Virginia, Hải quân Mỹ
Tàu ngầm North Dakota lớp Virginia, Hải quân Mỹ

Giám đốc điều hành, thiếu tướng David Johnson của chương trình tàu ngầm Virginia hải quân cho biết, tổ dự án sẽ tiếp tục bảo đảm cho tàu ngầm lớp Virginia đều sẽ bàn giao trước và kiểm soát được chi phí chế tạo. 

Việc chế tạo thành công tàu ngầm North Dakota đã xây dựng một tiêu chuẩn mới ưu việt cho chương trình mua sắm quốc phòng của Mỹ.

Do vấn đề chất lượng bàn giao linh kiện của nhà cung ứng và công tác nghiệm thu thiết kế bổ sung, tàu ngầm North Dakota đã đẩy lùi thời hạn bàn giao từ tháng 5 chuyển sang cuối tháng 8.

Ông David Johnson cho biết, hiện nay công tác nghiệm thu tàu ngầm đã hoàn thành, hải quân và nhà máy đóng tàu đã thu được tương đối nhiều kinh nghiệm trong quá trình này.

Trong 2 tháng tiếp theo, tàu ngầm North Dakota sẽ chuẩn bị chính thức biên chế tại căn cứ hải quân Groton bang Connecticut vào ngày 25 tháng 10.

Việc chế tạo tàu ngầm lớp Virginia chủ yếu là để bảo đảm cho Hải quân Mỹ chiếm vị thế có lợi ở các vùng biển duyên hải và nước sâu trên thế giới, nó chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ như săn ngầm, chống tàu chiến mặt nước, tấn công hỏa lực, tác chiến đặc biệt, tình báo, theo dõi, trinh sát, tác chiến phi thông thường và tác chiến thủy lôi.

Khả năng tàng hình, chạy liên tục và tấn công vũ khí cùng với bộ cảm biến của tàu ngầm này sẽ có thể hỗ trợ cho 5 trong số 6 loại khả năng cốt lõi chiến lược trên biển của Mỹ: quyền kiểm soát biển, điều động binh lực, hiện diện tuyến đầu, an ninh hàng hải, răn đe.

Mẫu tàu lặn không người lái cỡ lớn Large UUV Hải quân Mỹ
Mẫu tàu lặn không người lái cỡ lớn Large UUV Hải quân Mỹ

Hải quân Mỹ tiếp nhận tàu lặn đầu tiên, lặn sâu 1.000 m

Theo mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc, phân đội UUV của trung đội phát triển tàu ngầm 5 Hải quân Mỹ vào ngày 22 tháng 8 đã tiếp nhận UUV huấn luyện cỡ lớn Type LTV38, LTV38 trở thành tàu lặn đầu tiên được đưa vào danh mục các trang bị trung tâm tác chiến dưới nước. Vài tuần tới, LTV38 sẽ hoàn thành công tác chạy thử cuối cùng, sau đó sẽ triển khai kiểm tra khả năng dưới nước và huấn luyện sử dụng.

Phân đội trưởng UUV cho biết: "Đối với trung đội UUV, điều này là cột mốc quan trọng, đã cung cấp nền tảng huấn luyện cho triển khai UUV lượng giãn nước lớn trong tương lai".

LTV38 được phát triển từ chương trình "Sea Stalker", dài 27 thước Anh, đường kính 38 thước Anh, do cơ sở thử nghiệm mặt đất Đại học Pennsylvania hoàn thành lắp ráp vào năm 2008, sau đó đã hoàn thành công tác thử nghiệm loạt đầu tiên, đồng thời đã hoàn thành triển khai lần đầu tiên trên tàu khu trục USS Bainbridge DDG96 lớp Arleigh Burke.

Tàu lặn không người lái LTV38 lặn sâu tối đa 1.000 m, thời gian hoạt động liên tục 72 giờ. UUV sử dụng thiết kế theo kiểu chịu được đầy đủ sức ép, có thể tiến hành thông tin trong tầm nhìn và siêu tầm nhìn, đồng thời có khả năng tự chủ hạn chế, có thể thông qua bộ cảm biến âm thanh để tránh các vật cản.

Tàu lặn không người lái LTV-38 Hải quân Mỹ (nguồn navyrecognition.com)
Tàu lặn không người lái LTV-38 Hải quân Mỹ (nguồn navyrecognition.com)

Tàu lặn không người lái có thể thông qua vũ khí và bộ cảm biến mang tính cách mạng làm cho lực lượng dưới nước của hải quân an toàn xâm nhập vùng không được hoan nghênh, những khu vực này tồn tại rủi ro tương đối cao đối với tàu ngầm như quá nông, môi trường nước phức tạp, thậm chí có các vũ khí chống can dự như thủy lôi. 

Tàu lặn không người lái có thể mở rộng rất lớn khả năng tìm kiếm cho hải quân, đồng thời giảm thấp rủi ro cho tàu ngầm và thủy thủ.

Việt Dũng