Hải quân TQ sẽ được dùng để chi viện, hỗ trợ, đe dọa và uy hiếp

10/01/2015 10:41
Đông Bình
(GDVN) - Mặc dù Cảnh sát biển đóng vai trò chủ đạo trong kế hoạch bành trướng "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh, nhưng Hải quân Trung Quốc có thể chi viện, uy hiếp vũ lực.
Hình ảnh này được cho là tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở Ấn Độ Dương (nguồn mạng sina TQ)
Hình ảnh này được cho là tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở Ấn Độ Dương (nguồn mạng sina TQ)

Mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 6 tháng 1 đưa tin, việc đánh giá về hoạt động của Hải quân Trung Quốc năm 2014 cho thấy, năm 2014 là một năm Hải quân Trung Quốc ngày càng hướng theo "trạng thái bình thường", Hải quân Trung Quốc đã đóng vai trò tương tự như hải quân các nước lớn khác.

Trong năm 2014, dư luận đã được biết, năm 2014, Hải quân Trung Quốc đã điều một chiếc tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân bắt đầu tuần tra ở Ấn Độ Dương. Ngoài ra, 3 tàu chiến của biên đội hộ tống tốp thứ 16 của Hải quân Trung Quốc còn được điều đến vịnh Aden, vùng biển Somalia thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển.

Bài báo cho rằng, bảo vệ an toàn tuyến đường giao thông trên biển, chẳng hạn đề phòng cướp biển tập kích các tuyến đường giao thông trên biển là nhiệm vụ cốt lõi của Hải quân Trung Quốc, chính như "bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ" cũng là một nhiệm vụ cốt lõi.

Mặc dù Lực lượng bảo vệ bờ biển (Cảnh sát biển) Trung Quốc đóng vai trò “chủ đạo” trong yêu sách chủ quyền đối với biển đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông (Trung Quốc không hề có chủ quyền đối với các đảo đá ở Biển Đông, chiến tranh xâm lược không đem lại chủ quyền biển đảo cho Trung Quốc trong yêu sách “đường lưỡi bò” bất hợp pháp). Nhưng, các nhà quan sát cho rằng, nếu tình hình căng thẳng leo thang, Hải quân Trung Quốc rất có thể sẽ được triển khai rất nhanh tới các khu vực này để chi viện, hỗ trợ và đe dọa, uy hiếp.

Trong tương lai, Trung Quốc có thể triển khai tàu cảnh sát biển lớp 10.000 tấn ở Biển Đông, biển Hoa Đông
Trong tương lai, Trung Quốc có thể triển khai tàu cảnh sát biển lớp 10.000 tấn ở Biển Đông, biển Hoa Đông

Năm 2014 cũng đã chứng kiến Hải quân Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận chung đa quốc gia, quan trọng nhất là Hải quân Trung Quốc và Hải quân Mỹ đã cùng tham gia cuộc diễn tập quân sự "Vành đai Thái Bình Dương-2014".

Đồng thời, tháng 5 năm 2014, Hải quân Trung Quốc và Nga đã tổ chức diễn tập liên hợp trên biển, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự lễ khai mạc cuộc diễn tập - điều này cho thấy, hai bên Trung-Nga coi trọng quan hệ song phương.

Tàu chiến Hải quân Trung Quốc chọc thủng chuỗi đảo thứ nhất và vươn ra Tây Thái Bình Dương đã trở thành "trạng thái bình thường". Tháng 10 năm 2014, Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải (3 hạm đội lớn hiện có của Hải quân Trung Quốc triển khai ở các vùng biển xung quanh) lần đầu tiên đã tiến hành diễn tập liên hợp ở Thái Bình Dương, đến tháng 12 lại tổ chức thêm một cuộc diễn tập nữa.

Ngoài hoạt động chống cướp biển, năm 2014, Hải quân Trung Quốc cũng đã tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao hải quân, biên đội hộ tống tốp thứ 16 của Hải quân Trung Quốc đã đến thăm 8 quốc gia Tây Phi, trong đó có 7 nước là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc đến thăm. Điều quan trọng tương tự là, biên đội hộ tống tốp thứ 17 của Hải quân Trung Quốc đã đến thăm cảng Bandar Abbas của Iran (và hai bên đã tiến hành tập trận chung).

Tân Hoa xã Trung Quốc khoe hình ảnh lực lượng đặc nhiệm biên đội hộ tống tốp thứ 18 Hải quân Trung Quốc triển khai huấn luyện đáp trực thăng trên tàu chiến
Tân Hoa xã Trung Quốc khoe hình ảnh lực lượng đặc nhiệm biên đội hộ tống tốp thứ 18 Hải quân Trung Quốc triển khai huấn luyện đáp trực thăng trên tàu chiến

Bài báo cho rằng, trên phương diện vai trò cứu trợ nhân đạo, trong 2 sự kiện rủi ro máy bay ở khu vực này, Hải quân Trung Quốc đều đã điều tàu chiến để tìm kiếm xác máy bay (hầu như Trung Quốc tận dụng các cơ hội như vậy để tập dượt cho các “chiến dịch” trong tương lai và thể hiện “hình tượng nước lớn có trách nhiệm”).

Tiếp theo, sau khi tham gia cuộc tập trânh"Vành đai Thái Bình Dương-2014", tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu của Hải quân Trung Quốc đã tiến hành viện trợ cho các quốc gia Nam Thái Bình Dương. Khi thủ đô Maldives xuất hiện khủng hoảng nước uống, Hải quân Trung Quốc đã gửi nước uống tới Maldives, báo Trung Quốc cho hành động này đã "nâng cao uy tín" cho Trung Quốc.

Loại hình thức hoạt động này rất có thể sẽ được tiếp tục trong năm 2015. Ngày 26 tháng 12 năm 2014, biên đội hộ tống tốp thứ 18 của Hải quân Trung Quốc đã nhận bàn giao nhiệm vụ, sau đó nó đã đi qua kênh đào Suez và có thể đến thăm các cảng biển. Trung Quốc và Nga cũng đã tuyên bố có kế hoạch gia tăng số lần diễn tập giữa hải quân hai nước vào năm 2015 (có kế hoạch tổ chức diễn tập liên hợp ở Địa Trung Hải và Thái Bình Dương).

Bài báo cho rằng, cùng với số lượng tàu chiến mặt nước hiện đại của Trung Quốc tăng nhiều (hiện đang trong cao trào nghiên cứu chế tạo, sản xuất, năm 2014 Hải quân Trung Quốc trong đó có Hạm đội Nam Hải đã biên chế rất nhiều tàu chiến mới), quy mô và tính phức tạp trong diễn tập của Hải quân Trung Quốc dự tính sẽ tăng lớn.

Biên đội hộ tống tốp thứ 17 Hải quân Trung Quốc đến thăm Iran
Biên đội hộ tống tốp thứ 17 Hải quân Trung Quốc đến thăm Iran
Năm 2014, Trung Quốc đã bố trí chiếc tàu khu trục tên lửa kiểu mới Type 052D đầu tiên ở Biển Đông, ngoài ra nhiều tàu chiến mới khác cũng đã bố trí tại đây.
Năm 2014, Trung Quốc đã bố trí chiếc tàu khu trục tên lửa kiểu mới Type 052D đầu tiên ở Biển Đông, ngoài ra nhiều tàu chiến mới khác cũng đã bố trí tại đây.
Tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận đổ bộ quy mô lớn đánh chiếm đảo trên Biển Đông, trong hình là tàu đệm khí do Trung Quốc tự chế tham gia tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá.
Tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận đổ bộ quy mô lớn đánh chiếm đảo trên Biển Đông, trong hình là tàu đệm khí do Trung Quốc tự chế tham gia tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá.
Đông Bình