Hải quân Trung Quốc đã bước đầu có khả năng tấn công hạt nhân lần 2?

07/09/2012 06:10
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Theo học giả Trung Quốc, tên lửa đạn đạo có ưu thế là chủ động, còn hệ thống phòng thủ tên lửa chỉ là “lá chắn hư ảo”.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 092 của Hải quân Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 092 của Hải quân Trung Quốc.

Tân Hoa xã vừa đăng bài viết của Cát Lập Đức, giáo sư Trang bị khoa học kỹ thuật quân sự và Hậu cần quân sự, Đại học Quốc phòng Trung Quốc tuyên truyền về khả năng tên lửa đạn đạo của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Trung Quốc. Sau đây là nội dung chính của bài viết:

Hệ thống phòng thủ tên lửa thường chỉ có thể đối phó với những loại tên lửa đã đưa vào sử dụng, khó mà đánh chặn có hiệu quả đối với tên lửa đạn đạo kiểu mới áp dụng công nghệ đột phá phòng không kiểu mới.

Vào trung tuần tháng 8, Chính phủ Mỹ công khai tuyên bố, phải ra sức thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời cho rằng, hệ thống này chủ yếu đề phòng tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, nhưng các quan chức và cơ quan nghiên cứu Mỹ lại đôi khi lấy tên lửa đạn đạo của Trung Quốc ra nói chuyện, khác nào “giấu đầu hở đuôi”.

Tên lửa đạn đạo là một loại vũ khí như thế nào? Nó phải chăng có thể đột phá có hiệu quả hoạt động đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa?

“Lực lượng chính” răn đe chiến lược

Tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân đều nằm trong danh sách phát minh quân sự quan trọng trong thế kỷ 20, sự kết hợp của chúng đã đặt nền tảng cho lực lượng hạt nhân chiến lược. Trong hệ thống lực lượng hạt nhân chiến lược “tam vị nhất thể” của các nước lớn về hạt nhân, tên lửa đạn đạo chiếm vị trí số 2 – tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phiên bản trên bộ và tên lửa đạn đạo phóng ngầm phiên bản hải quân có thể gọi là “quân chủ lực” răn đe chiến lược.

Trung Quốc thử tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm.
Trung Quốc thử tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm.

Động cơ của tên lửa đạn đạo được phân thành 2 loại là nhiên liệu lỏng và nhiên liệu rắn. Ban đầu chủ yếu áp dụng động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, thường tiến hành nhồi nhiên liệu vào trước khi phóng, thời gian chuẩn bị phóng dài tới vài giờ đồng hồ, tốc độ phản ứng chậm, chủ yếu tiến hành dự trữ, chuẩn bị kỹ thuật và phóng ở giếng dưới lòng đất.

Tên lửa đạn đạo hiện nay phần lớn áp dụng động cơ tên lửa thể rắn, buồng đốt tên lửa và thuốc thể rắn hình thành một lần, chỉ cần duy trì trạng thái kỹ thuật tốt, có thể theo mệnh lệnh phóng bất cứ lúc nào, đã nâng cao rất lớn tốc độ phản ứng.

Trên các phương diện như bao trùm của tầm phóng, sức mạnh phá hủy, khả năng đột phá phòng không, khả năng cơ động… đều khẳng định ưu thế to lớn.

Một trong những ưu thế của tên lửa đạn đạo là tầm phóng. Nó có thể bao trùm lên phạm vi toàn cầu từ vài chục km đến hàng chục nghìn km. Những nước sở hữu vũ khí hạt nhân chính trên thế giới đều sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên bộ và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng ngầm, tầm phóng tối đa của phần lớn các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên bộ thường là 12.000-13.000 km.

Ưu thế thứ hai của tên lửa đạn đạo là khả năng phá hủy. Tên lửa đạn đạo có khả năng mang theo lớn, có thể mang theo từ vài trăm kg đến vài tấn đầu đạn hạt nhân.

Để nâng cao khả năng đột phá phòng không và khả năng tấn công nhiều mục tiêu, đại đa số tên lửa đạn đạo chiến lược xuyên lục địa có thể mang theo nhiều đầu đạn và thiết bị đột phá phòng không, bao gồm nhiều đầu đạn kiểu chùm và nhiều đầu đạn kiểu dẫn đường phân ly, đặc biệt nhiều đầu đạn kiểu dẫn đường phân ly cơ động có uy lực hơn, có thể lần lượt tấn công nhiều mục tiêu khác nhau ở các khu vực khác trong trong phạm vi tầm phóng, đồng thời còn có thể phối hợp với nhiều biện pháp công nghệ đột phá phòng không như dùng mồi nhử giả và cơ động đầu đạn, yểm trợ cho đầu đạn hạt nhân thực sự đột phá sự đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.

Tàu ngầm Trung Quốc
Tàu ngầm Trung Quốc

Đồng thời, độ bắn chính xác của tên lửa đạn đạo cũng đang được nâng cao rõ rệt. Chẳng hạn, tầm phóng tối đa của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident-2 của Hải quân Mỹ là 11.000 km, độ chính xác bắn trúng đạt 90-122 m.

Ưu thế thứ ba của tên lửa đạn đạo là khả năng sống sót. Tên lửa đạn đạo có tầm phóng xa, cộng với có thể áp dụng phương thức phóng cơ động, gồm sử dụng các phương thức như dùng xe phóng cơ động trên đường bộ, dùng tàu ngầm hạt nhân phóng cơ động tên lửa đạn đạo ở dưới nước, phóng cơ động trên đường sắt, mối đe dọa đối địch trực tiếp của bản thân nó hầu như không tồn tại.

Hiện nay, Mỹ trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng giếng và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (phóng ngầm), Nga và Trung Quốc đều trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng giếng, dùng xe phóng cơ động và tên lửa đạn đạo phóng ngầm.

Vũ khí đột phá phòng không sắc bén

Tên lửa đạn đạo thông thường đã phát huy vai trò quan trọng trong vận dụng chiến đấu thực tế, vì vậy không ít quốc gia đua nhau nghiên cứu chế tạo và triển khai hệ thống phòng ngự tên lửa đạn đạo.

Mỹ tiêu tốn nguồn vốn lớn để nghiên cứu chế tạo và triển khai nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa, nhưng nhìn vào tình hình thử nghiệm, trình độ công nghệ phòng thủ tên lửa của họ không đều. Chẳng hạn, tên lửa đánh chặn đoạn giữa trên bộ có tỷ lệ đánh chặn thành công không đến 50%.

Tình hình phát triển của hệ thống phòng thủ tên lửa cũng đã thúc đẩy việc nâng cấp thay thế công nghệ đột phá phòng không của tên lửa đạn đạo. Tên lửa đạn đạo và hệ thống phòng thủ tên lửa là một đôi “mâu” (cái giáo) và “thuẫn” (cái khiên), có giáo tất phải có khiên, khiên chắc chắn thì giáo càng sắc bén hơn.

Tên lửa đạn đạo là cái giáo sắc bén trong tiến công chủ động, còn hệ thống phòng thủ tên lửa chỉ là thủ đoạn phòng ngự bị động; hệ thống phòng thủ tên lửa thường chỉ có thể đối phó với những loại tên lửa đạn đạo đã được đưa vào sử dụng, nó khó có thể đánh chặn có hiệu quả đối với nhưng tên lửa đạn đạo kiểu mới sử dụng công nghệ đột phá phòng không kiểu mới.

Hải quân Trung Quốc phóng thử thành công tên lửa đạn đạo JL-1 từ tàu ngầm.
Hải quân Trung Quốc phóng thử thành công tên lửa đạn đạo JL-1 từ tàu ngầm.

Tên lửa đạn đạo chiếm lợi thế là chủ động, đồng thời có thể tiến hành đột phá phòng không tổng hợp dựa vào các ưu thế về số lượng, quy mô và công nghệ, hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều nhất chỉ là “lá chắn hư ảo”.

Đồng thời, công nghệ thay đổi quỹ đạo trong toàn bộ quá trình cơ động của tên lửa đạn đạo cũng ra đời rất kịp thời, đây là một thủ đoạn công nghệ tránh né có hiệu quả sự đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật kiểu mới sử dụng nhiều phương thức này, như tên lửa Iskander-M của Nga, trong giai đoạn nâng lên, tức bắt đầu cơ động, tiến hành bay không có đường đạn; khi tên lửa lên tới độ cao 50 km, thì thay đổi thành bay ngang; ở đoạn giữa có thể tiến hành bay đổi hướng 20g-30g;

ở đoạn cuối tên lửa có thể áp dụng phép tính kiểm soát thông minh, có thể thay đổi quỹ đạo bay đoạn cuối của đầu đạn, hơn nữa lại có thể làm cho tốc độ bay duy trì từ 1.800 m/s trở lên; ở vùng trời của khu vực mục tiêu, bằng góc lớn lao xuống tấn công mục tiêu, tiến hành tấn công đối với mục tiêu bố trí phòng ngự nghiêm ngặt, hiệu quả đột phá phòng không rất tốt.

Trung Quốc là nước lớn về tên lửa đạn đạo có ảnh hưởng quan trọng trên thế giới, tên lửa đạn đạo là lực lượng chủ lực xương sống hỗ trợ cho lực lượng hạt nhân chiến lược “lưỡng vị nhất thể” (2 loại hợp nhất) của Trung Quốc.

Hiện nay, lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc đã xây dựng được một lực lượng chiến lược kiêm hạt nhân và thông thường có hiệu quả cao, có khả năng phản kích hạt nhân chiến lược phiên bản trên mặt đất và khả năng tấn công chính xác tên lửa thông thường.

Đồng thời, Hải quân Trung Quốc đã trang bị tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thế hệ thứ hai, chủ yếu trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược xuyên lục địa và tầm trung, có thể tiến hành phóng cơ động dưới nước, bước đầu có khả năng tấn công hạt nhân lần thứ hai.

Tên lửa Trung Quốc chui lên từ mặt biển
Tên lửa Trung Quốc chui lên từ mặt biển

Tên lửa đạn đạo của Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện trong duyệt binh Quốc khánh năm 1984. Khi đó, Trung Quốc đã phô diễn 3 loại tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm xa và xuyên lục địa, chủ yếu sử dụng nhiên liệu lỏng, đánh dấu Quân đội Trung Quốc đã có khả năng tấn công chiến lược tầm trung, tầm xa và xuyên lục địa.

Trong duyệt binh Quốc khánh năm 1999, Trung Quốc đã công khai phô diễn 2 loại tên lửa đạn đạo chiến thuật và tên lửa đạn đạo tầm trung, xuyên lục địa, toàn bộ sử dụng nhiên liệu rắn, phóng bằng dùng xe cơ động đường bộ, đánh dấu tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển kiêm hạt nhân và thông thường, khả năng tác chiến cơ động đã được nâng lên rõ rệt.

Trong duyệt binh Quốc khánh năm 2009, nhiều loại tên lửa đạn đạo kiểu mới tiếp tục được phô diễn, tên lửa đạn đạo thông thường kiểu mới có thể tiến hành tấn công chính xác đối với nhiều loại mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, trên mọi phương hướng,

tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa kiểu mới đã hình thành nên hệ thống lực lượng tác chiến có kiểu loại đồng bộ, tầm phóng tiếp nối nhau, còn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa kiểu mới đã trở thành cột mốc khẳng định sức mạnh chiến lược của quốc phòng Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-1
Tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-1
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 092 của Hải quân Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 092 của Hải quân Trung Quốc.
Mô hình tàu ngầm hạt nhân chiến lược kiểu mới nhất của Trung Quốc
Mô hình tàu ngầm hạt nhân chiến lược kiểu mới nhất của Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)