Hé lộ hợp đồng vũ khí trị giá đến 5 tỷ USD của Iraq

29/09/2012 07:11
Trịnh Tuân (Nguồn: VZ)
(GDVN) - 5 tỷ đôla là tổng giá trị của bản hợp đồng mua bán vũ khí giữa Nga và Iraq, một con số nằm ngoài sức tượng tượng của các nhà cung cấp vũ khí Nga.
Nếu thông tin này là chính xác, nó sẽ đánh dấu hợp đồng đầu tiên giữa hai nước sau sự sụp đổ của chính quyền Saddam Hussein – thời kỳ Iraq vẫn còn là một trong những khách hàng vũ khí hàng đầu của Hoa Kỳ.

Thông tin về hợp đồng không tưởng trị giá 5 tỉ đôla

Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki đã đồng ý về việc mua vũ khí từ Nga, hãng tin Shafaq dẫn nguồn tin chính thức từ chính phủ Iraq cho hay.

Tổng giá trị của các hợp đồng này có thể lên đến 5 tỷ đôla. Vấn đề này sẽ được thảo luận trong chuyến thăm Nga của phái đoàn Iraq vào tháng 10 tới đây.

Iraq sẽ ký với Nga hợp đồng trị giá tương đương với 60 chiếc Su-30 (trong hình là loại Su-30 Nga bán cho Việt Nam)?
Iraq sẽ ký với Nga hợp đồng trị giá tương đương với 60 chiếc Su-30 (trong hình là loại Su-30 Nga bán cho Việt Nam)?

"Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Saadoun al-Dulaimi sẽ thăm Nga vào tháng tới để thỏa thuận về một hợp đồng quân sự trị giá 5 tỷ đôla", - Nguồn tin cho biết.

Nguồn tin cũng cho biết rằng "các hợp đồng quân sự sẽ bao gồm việc giao hàng tận nơi các máy bay Sukhoi, MiG và trực thăng Mi, cũng như các loại vũ khí khác."

Thông tin này cũng đã được các nguồn tin của Nga xác nhận rằng lô hàng đầu tiên của Rosoboronexport sẽ có khối lượng 4,3 tỷ đôla.

Tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir-S1
Tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir-S1

Theo mạng Blog quân sự nổi tiếng bmpd, Nga đã lên kế hoạch để ký kết hợp đồng cung cấp cho Iraq các máy bay MiG-29M/M2 Iraq, xe bọc thép, hệ thống phòng không (cụ thể là 42 tổ hợp tên lửa Pantsir-S1), và 30 trực thăng chiến đấu Mi-28NE.

Nếu hợp đồng được ký kết, Iraq sẽ trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của Mi-28NE. Dự kiến hợp đồng đầu tiên sẽ bao gồm Pantsir-S1 và Mi-28NE.

Hãng tin Interfax dẫn lời  Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Konstantin Makiyenko cho biết, con số 4,3 tỷ đôla này bao gồm: 2 tỷ cho 30 trực thăng Mi-28N, và 2,3 tỷ đôla cho 42 tổ hợp tên lửa Pantsir-S1.

Ông này cũng lưu ý rằng, hợp đồng vũ khí thứ hai dự sẽ là hợp đồng cung cấp cho Baghdad các máy bay tiêm kích MiG-29M/M2 và xe bọc thép.

Trực thăng tấn công Mi-28NE.
Trực thăng tấn công Mi-28NE.

Trước đó, có thông tin cho rằng trong tháng 9 năm 2014, Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Iraq lô hàng đầu tiên của máy bay chiến đấu F-16IQ Fighting Falcon.

Giá trị của lô hàng này không được xác đinh. Tổng cộng, Iraq đã nhận được 36 máy bay chiến đấu của Mỹ trong tháng 8 và tháng 12 năm 2011 với tổng số tiền lên tới 5,3 tỷ đôla.

Theo Defense News, Iraq cũng sẽ nhận được những trang thiết bị và vũ khí bổ sung cho F-16. Tất cả các máy bay chiến đấu được bàn giao cho khách hàng sẽ là những biến thể Block 50/52. Các tiêm kích này phân biệt với biến thể cũ ở radar và hệ thống tên lửa hiện đại hơn.

Tiêm kích F-16 của Không quân Iraq.
Tiêm kích F-16 của Không quân Iraq.

Cho đến nay, Iraq đã chi tới 12 tỷ đôla để mua vũ khí của Mỹ chủ yếu là xe bọc thép, xe tăng và máy bay chiến đấu.

Ngoài ra, Mỹ còn đảm trách việc huấn luyện và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng quân đội nước này. Bộ Quốc phòng Iraq cũng có kế hoạch mua của Mỹ các hệ thống radar và hệ thống phòng không mới.

Cơ sở nào cho bản hợp đồng trị giá 5 tỉ đôla?

Dưới thời Saddam Hussein, Iraq là một trong những khách hàng vũ khí chủ yếu của Liên Xô. Tuy nhiên, kể từ năm 2003 sau khi Mỹ xâm lược Iraq, Nga chưa có bất cứ một hợp đồng mua bán vũ khí nào với quốc gia Trung Đông này.

Tiêm kích MiG-29M.
Tiêm kích MiG-29M.

Nga trở lại thị trường vũ khí Iraq nhờ vào cuộc đấu tranh của các đảng phái đối lập trong chính quyền Iraq với một bên thân Mỹ và một bên thân Iran.

Theo các chuyên gia, mặc dù thực tế rằng hầu hết các loại vũ khí hiện đại của các lực lượng vũ trang Iraq đều là của Mỹ, song quân đội Iraq hiện vẫn còn trong biên chế hàng loạt các vũ khí do Liên Xô sản xuất.

"Quân đội Iraq quá quen với vũ khí của Nga, thông qua các hợp đồng vũ khí lớn với Ukraine, trong đó chủ yếu là các vũ khí từ thời Liên Xô", - Tổng giám đốc Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu (TSAMTO) Igor Korotchenko cho biết.

Xe bọc thép Dzik-3 của quân đội Iraq.
Xe bọc thép Dzik-3 của quân đội Iraq.

Theo quan điểm của ông, động lực chính để Iraq ký kết các hợp đồng với Nga đó là việc quân đội nước này mong muốn có những loại vũ khí có độ tin cậy cao, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu Iraq.

"Quân đội Iraq hiện tại được đánh giá là yếu nhất trong khu vực, do đó, họ cần trang bị rất nhiều vũ khí" - Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và quân sự Alexander Khramchikhin cho biết. Tuy nhiên, đại gia Mỹ lại cung cấp cho Iraq với số lượng vũ khí trang bị "rất hạn chế".

"Rõ ràng, người Mỹ nhận ra rằng Iraq không còn là đồng minh tin cậy với mình nữa. – Khramchikhin nhận định. – “Thật buồn cười khi nói rằng chính quyền Iraq là bù nhìn của Hoa Kỳ. Họ (Iraq) có những ý tưởng của riêng mình về những gì cần làm để xây dựng hòa bình ở Trung Đông."

Xe tăng T-72 của quân đội Iraq.
Xe tăng T-72 của quân đội Iraq.

Thực tế thì Iraq vẫn tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ trong mua sắm vũ khí. Nhưng người Mỹ chưa bao giờ tỏ ra “dễ dãi”. "Rõ ràng, người Mỹ sẽ không bao giờ bán cho Iraq những loại hiện đại nhất với công nghệ tiên tiến, - Makiyenko nói. Quân đội Iraq chỉ mới được thành lập lại, vì vậy mà họ cần mọi thứ - từ máy bay cho đến những trang thiết bị kỹ thuật khác."

Thành công ngoài sức tưởng tượng

Các chuyên gia tin rằng, nếu hợp đồng 5 tỷ đôla được ký kết, thì đó sẽ là một thành công ngoài sức tưởng tượng đối với Nga.

"Trước hết, phải khẳng định đây là một hợp động có trị giá vô cùng lớn, tất nhiên, nó chưa phải là lớn nhất trong số những hợp đồng mà Nga đã đạt được. Thứ hai, chúng tôi cảm thấy rất ngạc nhiên về chính sách quân sự Iraq. Thực sự đây là một bất ngờ rất thú vị ", - Makiyenko cho biết.

Xe bọc thép BMP-1 của quân đội Iraq.
Xe bọc thép BMP-1 của quân đội Iraq.

Igor Korotchenko nói rằng con số 5 tỉ đôla là nằm ngoài mơ ước của những nhà cung cấp vũ khí, "trong bất kỳ trường hợp nào, ngay cả một hợp đồng với  500 triệu đôla thôi cũng sẽ được coi là một thành công lớn."

Trước đó, theo những thống kê của TSAMTO, xuất khẩu quân sự của Nga trong năm 2011 đạt 13,2 tỷ đôla, dự báo trong năm 2012 sẽ là 11,6 tỷ. Nga đang có kế hoạch cung cấp nhiều oại sản phẩm cho thị trường vũ khí thế giới để đạt được doanh thu lên đến 13,6 tỷ đôla.

Trịnh Tuân (Nguồn: VZ)