Hoàn Cầu: Nhật Bản muốn đặt "bom hẹn giờ trước cửa nhà" Trung Quốc

25/10/2013 07:44
Việt Dũng
(GDVN) - Theo bài báo, Nhật Bản có lực lượng tàu ngầm AIP tiên tiến, có thể "đặt bom hẹn giờ trước cửa nhà Trung Quốc", vươn tới Biển Đông.
Tàu ngầm Soryu - chiếc đầu tiên của lớp Soryu, Nhật Bản
Tàu ngầm Soryu - chiếc đầu tiên của lớp Soryu, Nhật Bản

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc vừa dẫn thông tin từ cơ quan Tham mưu trưởng liên quân Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, một chiếc tàu ngầm lớp Soryu mới nhất AIP (không lệ thuộc vào thiết bị đẩy không khí) sẽ hạ thủy vào ngày 31 tháng 10. Khi đó, tổng số tàu ngầm lớp Soryu đã hạ thủy của Nhật Bản sẽ đạt 6 chiếc.

Hạm đội tàu ngầm Nhật Bản thuộc Hạm đội Phòng vệ của Lực lượng Phòng vệ Trên biển, trực thuộc quản lý gồm có Bộ Tư lệnh Hạm đội tàu ngầm, cụm tác chiến tàu ngầm thứ nhất, cụm tác chiến tàu ngầm thứ hai, đội huấn luyện tàu ngầm, đội tập luyện tàu ngầm số 1, phân đội huấn luyện tàu ngầm Yokosuka. Hạm đội tàu ngầm Nhật Bản hiện có 16 tàu tác chiến, 2 tàu huấn luyện, tổng cộng 18 tàu ngầm.

Tàu ngầm hiện có của Nhật Bản chủ yếu có tàu ngầm lớp Harushio và lớp Soryu. Ngày 5 tháng 3 năm 2013, tàu ngầm SS-587 Wakashio lớp Harushio rút khỏi lực lượng tác chiến tuyến 1, thay vào đó là tàu ngầm SS-505 lớp Soryu. Đến đây, 5 chiếc tàu ngầm lớp Harushio nghỉ hưu, 1 chiếc đổi sang làm tàu huấn luyện AIP. Trình độ công nghệ tàu ngầm lớp Harushio hiện nay không được coi là lạc hậu.

Nguyên nhân nghỉ hưu là biên chế tàu ngầm tác chiến tuyến 1 của Nhật Bản chỉ có 16 chiếc, biên chế tàu huấn luyện chỉ có 2 chiếc, thông thường 1 năm nghỉ hưu 1 chiếc, không cho tàu cũ nghỉ hưu thì sẽ không biên chế tàu mới.

Tàu ngầm động cơ AIP lớp Soryu tiên tiến nhất Nhật Bản thăm Trân Châu Cảng.
Tàu ngầm động cơ AIP lớp Soryu tiên tiến nhất Nhật Bản thăm Trân Châu Cảng.

Ngày 30 tháng 3 năm 2009, chiếc tàu ngầm lớp Soryu đầu tiên số hiệu SS-501 được đưa vào hoạt động, Nhật Bản có kế hoạch chế tạo 9 chiếc lớp Soryu, hiện đã chế tạo 5 chiếc.

Đặc điểm đầu tiên của tàu ngầm lớp Soryu chính là lượng giãn nước lớn, lượng giãn nước khi lặn là 3.250-3.300 tấn, chỉ đứng sau tàu ngầm lớp Collins (3.350 tấn) của Australia, trở thành tàu ngầm tấn công thông thường lớn thứ hai hiện có trên thế giới. Do lượng giãn nước rất lớn, tàu ngầm lớp Soryu có thể vươn tới khu vực Đông Nam Á.

Đáng chú ý, tàu ngầm lớp Soryu là tàu ngầm lắp hệ thống AIP đầu tiên của Nhật Bản. Tổng công suất 4 động cơ là 280 kW, khả năng hoạt động liên tục AIP khi lặn là 5 hải lý/giờ/15 ngày (1.800 hải lý) hoặc 4 hải lý/giờ/21 ngày (2.016 hải lý). Nếu tàu ngầm lớp Soryu xuất phát từ căn cứ Naha, vượt qua đảo Đài Loan, từ cửa phía đông eo biển Bashi dựa vào tàu ngầm AIP, hành trình AIP về cơ bản có thể bảo đảm cho tàu ngầm lặn qua lại vùng biển ngoài căn cứ Du Lâm của Trung Quốc ở đảo Hải Nam.

Trên nền tảng tàu ngầm lớp Oyashio, tàu ngầm lớp Soryu đã tiến hành nhiều cải tiến, khả năng giữ bí mật của nó đã có tiến bộ rõ rệt. Khi hoạt động tốc độ thấp ở trạng thái lăn 4 hải lý/giờ AIP, tiếng ồn của tàu lớp Soryu chỉ khoảng 100 đê-xi-ben, ngoại hình áp dụng lá xoắn.

Tàu ngầm Zuiryū số hiệu 505 lớp Soryu, Nhật Bản
Tàu ngầm Zuiryū số hiệu 505 lớp Soryu, Nhật Bản

Tiếng ồn cơ giới của bản thân hệ thống AIP Stirling không lớn, lại tránh được rủi ro ống thông khí lộ ra bị phát hiện, đã giảm mạnh xác suất phát hiện bằng hàng không săn ngầm. So với tàu ngầm 214 của Hàn Quốc, tàu ngầm lớp Soryu tuy tiếng ồn tương đối lớn, nhưng trọng tải lớn, lặn sâu, hành trình xa, lượng đạn mang theo lớn, có tính tấn công, tính năng của nó đã vượt xa nhu cầu phòng vệ.

Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản từ chối công nhận chiến bại, chỉ thừa nhận "kết thúc chiến tranh". Cùng với sự phát triển tốc độ cao sau chiến tranh, Nhật Bản luôn có tham vọng tăng cường sức mạnh quân sự. Tàu ngầm của Nhật Bản ngày càng tiên tiến, trọng tải ngày càng lớn, bán kính tác chiến AIP có thể vươn tới biển Nhật Bản, Biển Đông, tính tấn công rất rõ rệt, tính tấn công của tàu ngầm công nghệ cao thế hệ mới sẽ còn được tăng cường.

Tàu ngầm Nhật Bản tích cực tiến hành chia sẻ, trao đổi tình báo lâu dài và huấn luyện tác chiến tàu ngầm với các nước NATO như Mỹ và Đài Loan, trình độ kỹ chiến thuật có ưu thế so với các nước láng giềng (Trung Quốc). Theo bài báo, cần phải cảnh giác, đề phòng chu đáo trước đội "bom hẹn giờ" tuần tra ở cửa nhà các nước Đông Nam Á này.

Tháng 10 năm 2007, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã chính thức khởi động kế hoạch tàu công nghệ cao thế hệ mới, bắt đầu nghiên cứu chế tạo tàu ngầm thông thường tiên tiến hơn lớp Soryu, sẽ áp dụng công nghệ đẩy "không chèo", giảm thấp tiếng ồn. Với việc sử dụng công nghệ đẩy mới như đẩy điện từ siêu dẫn, tiếng ồn giảm mạnh, hệ thống AIP của tàu ngầm mới sẽ không còn tiếng ồn cơ giới, chạy êm hơn.

Tàu ngầm Zuiryū số hiệu 505 lớp Soryu, Nhật Bản
Tàu ngầm Zuiryū số hiệu 505 lớp Soryu, Nhật Bản
Việt Dũng