Hơn một nửa dân Nhật ủng hộ Thủ tướng Abe sửa đổi Hiến pháp

30/01/2013 14:49
Theo VOR
(GDVN) - Hơn một nửa cư dân Nhật Bản tán thành dự định của Thủ tướng Shinzo Abe về xét lại điều mục thứ 9 của Hiến pháp Nhật Bản, trong đó cấm Nhật
Bản thành lập lực lượng vũ trang riêng. Điều đó thể hiện qua cuộc thăm dò dư luận do tờ báo "Asahi" tiến hành. Con số những người ủng hộ sửa đổi Hiến pháp "hòa bình" của Nhật Bản đang tăng thêm qua thời gian: năm 2009, số này chiếm 41% những người được hỏi ý kiến. Trong các đại biểu Quốc hội Nhật, tỷ lệ ủng hộ thay đổi Hiến pháp là 89%. Theo luật pháp Nhật Bản, để sửa đổi Hiến pháp cần có sự chấp thuận của 2/3 nghị sĩ lưỡng viện của Quốc hội và sự ủng hộ của đa số cử tri trong một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc. Như vậy, những điều kiện dành cho sự thay đổi đạo luật chính của đất nước Nhật Bản nay đã hiện hữu.
Quân đội Nhật Bản (ảnh minh họa)
Quân đội Nhật Bản (ảnh minh họa)
Một thí dụ là số phận đáng buồn của chính trị gia Yukio Hatoyama. Trong thời gian cuộc bầu cử năm 2009, đảng DPJ do ông này đứng đầu đã nói rất nhiều về sự cần thiết phải thực hiện chính sách đối ngoại của Nhật Bản tách biệt độc lập khỏi Hoa Kỳ. Bước đi đầu tiên để tạo lập quân đội hùng mạnh ở Nhật Bản cũng đã được thực thi. Hôm thứ Sáu, tại cuộc họp Chính phủ đã hủy bỏ những văn kiện của năm 2010, vốn dự trù cắt giảm Lực lượng phòng vệ nhằm mục đích giảm nợ công. Bây giờ cả chi phí cho quốc phòng cũng sẽ được tăng lên. Rõ ràng, nguyên cớ chính của quyết định như vậy là hoạt tính của phía Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền với đảo Senkaku, đồng thời là đà gia tăng tiềm lực quân sự của Trung Quốc. Mới cách đây chưa lâu, viễn cảnh hồi sinh một nước Nhật Bản như đế chế quân sự hùng mạnh đã là cơn ác mộng đáng sợ đối với những người Mỹ từng chiến đấu với quân Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Thế nhưng bây giờ, có vẻ như, Washington đã quyết định rằng trong điều kiện ngày càng gia tăng sức mạnh của Trung Quốc và cách hành xử khác thường của Bắc Triều Tiên, thì Oashington cần có những đồng minh mạnh. Người Mỹ đã cho phép người Hàn Quốc tăng tầm xa tên lửa từ 300 lên đến 800 km. Họ quan tâm cả đến việc tăng cường hợp tác quốc phòng với Nhật Bản, cũng như củng cố sức mạnh quân sự của nước này và mở rộng phạm vi tự do hành động hợp pháp của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Như đang thấy, Hoa Kỳ khá tự tin rằng sẽ có thể giữ Nhật Bản trong vòng kiểm soát, như Washington đã làm từ năm 1945. Quả thực Hoa Kỳ đủ cơ sở để tin rằng có thể gây tác động đáng kể vào chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản.

Báo Nhật: Trung Quốc đang chế tạo 5 tàu ngầm hạt nhân 094

Báo Nhật: Trung Quốc đang chế tạo 5 tàu ngầm hạt nhân 094

Nhiều nước lớn trên thế giới trong đó có Trung Quốc đang ra sức phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo.

Hơn một nửa dân Nhật ủng hộ Thủ tướng Abe sửa đổi Hiến pháp ảnh 3

"Trung - Nhật tranh bá ở châu Á có thể tái diễn chiến tranh Nha phiến"

Nếu cuộc cạnh tranh bá chủ châu Á giữa Trung-Nhật không được kiểm soát hiệu quả thì sẽ tái diễn chiến tranh Nha phiến trước đây.
Nhưng khi ông Hatoyama trở thành Thủ tướng, Hoa Kỳ từ chối đàm phán với ông về chuyện di dời căn cứ quân sự Futemma. Kết quả là, lần đầu tiên trong lịch sử đảng Dân chủ, Thủ tướng Nhật Bản đã không thể thực hiện nổi một trong những lời hứa quan trọng của chiến dịch tranh cử và đã buộc phải từ chức. Tuy nhiên, kiểm soát nước "Nhật Bản nhỏ bé" có thể kém hiệu quả hơn so với điều mà người Mỹ đã quen nghĩ. Vấn đề là ở chỗ, những tuyên ngôn hiếu chiến, việc mở rộng số lượng và chất lượng vũ khí diễn ra song hành với đà hạ thấp ngưỡng chịu đựng và đẩy lên cao con số những trường hợp dùng thủ thuật đưa vũ khí vào lưu thông. Sự từ chối của ban lãnh đạo Nhật Bản không chịu đàm phán với Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ đã dẫn đến thực tế là Bắc Kinh ra lệnh nâng cao mức sẵn sang chiến đấu của lực lượng vũ trang Trung Quốc. Tại Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc đã vang lên lời kêu gọi chuẩn bị cho việc tiến hành chiến tranh và chiến thắng. Còn Chính phủ Nhật Bản thì thông báo gia tăng chi tiêu quân sự. "The Diplomat" đã yêu cầu tăng gấp ba chi phí quân sự, lên đến mức chiếm 3% GDP. Hiện thời mới chỉ là những lời nói. Nhưng những phát ngôn cảm tính thiếu thận trọng cũng có khả năng đẩy toàn vùng vào một cuộc chạy đua vũ trang không kiểm soát được theo tinh thần "chiến tranh lạnh", khi mà bất kỳ hành động không cân nhắc của bên nào cũng dễ trở thành que diêm gây đám cháy lớn bùng lên …
Theo VOR