Iskander và 5 “câu trả lời” của Nga cho NATO

08/12/2011 08:21
Trịnh Xuân Tuân (Theo vpk.name)
(GDVN) - Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra 5 câu trả lời "hợp lý và đầy đủ" nhất cho hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở châu Âu.

Theo Giám đốc Trung tâm phân tích thị trường vũ khí toàn cầu (CAWAT) Igor Korotchenko, để đáp trả lại khả năng Mỹ tiếp tục triển khai “lá chắn tên lửa” ở châu Âu, Nga có thể sẽ tăng số lượng tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 Yars (xem ảnh tư liệu) , trang bị đầu đạn hạt nhân cho các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M ở vùng Kaliningrad và cho phép tư lệnh các quân khu của Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu có xung đột.

Trước thềm bầu cử Duma quốc gia, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã công bố các biện pháp của Nga để đối phó với việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu trong thời gian tới.

Kích hoạt radar cảnh báo tấn công tên lửa ngoài đường chân trời

Sự kiện này diễn ra vào ngày 29/11. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev thông báo rằng trạm radar Voronezh-DM tại tỉnh Kaliningrad đã được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu ngay lập tức.

Tuyên bố của tổng thống Medvedev được đưa ra tiếp sau những lời đe dọa về việc triển khai tên lửa tại Kaliningrad. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho hay trạm radar này có thể theo dõi hoạt động của 500 đối tượng với tầm phủ sóng lên tới 6.000 km.

Radar Voronezh-DM ở tỉnh Kaliningrad
Radar Voronezh-DM ở tỉnh Kaliningrad

Theo Đại diện Lực lượng vũ trụ Nga: “Việc đưa đài radar Voronezh ở tỉnh Kaliningrad vào trực chiến sẽ cho phép phát hiện tên lửa được phóng lên từ các nước châu Âu, kiểm soát khoảng không và không gian vũ trụ trên biên giới phía Tây từ Cực Bắc đến Bắc châu Phi”.

Ngoài trạm rađa ở Kaliningrad, Nga còn có hai trạm hạng Voronezh khác đã được triển khai: một trạm ở làng Lehtusi ở Karelia để bao quát nam Đại Tây Dương, trạm còn lại đặt ở Armavir thuộc miền nam lãnh thổ Nga để bao quát hướng bắc và tây bắc. Một trạm khác đang được chuẩn bị ở gần Irkutsk ở miền đông Siberia và theo dõi hướng đông.

Tăng cường lực lượng hạt nhân chiến lược phòng thủ không gian

Nhiệm vụ này nhằm tạo ra lá chắn tên lửa vững chắc để bảo vệ không phận nước Nga. S-400 đã được sử dụng cho nhiệm vụ quan trọng này và sắp tới là S-500.

Tên lửa S-400
Tên lửa S-400

Trang bị tên các tên lửa đạn đạo chiến lược

Theo một số báo cáo, Nga sẽ triển khai các tổ hợp tên lửa Topol-M và Yars khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân. Cựu Tham mưu trưởng Bộ đội tên lửa chiến lược (SMF) Viktor Esin lập luận rằng, trong 20-30 năm tới, những tên lửa này có thể vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.

Tên lửa Topol-M
Tên lửa Topol-M

Hiện tại, hệ thống tên lửa Yars được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 có khả năng chiến đấu không thua kém so với Topol-M. RS-24 là tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV), tốc độ hành trình đạt Mach 13.

Xây dựng các trạm kiểm soát thông tin của hệ thống tên lửa

“Phòng thủ không gian” sẽ không thể thiếu các thiết bị gây nhiễu cũng như các trung tâm kiểm soát phòng thủ tên lửa của trạm thông tin hệ thống.

Các chuyên gia Nga trong lĩnh vực chiến tranh điện tử đã tạo ra các thiết bị radar phòng thủ thông minh có thể "làm mù lòa" hệ thống radar của đối phương.

Các hệ thống này tạo ra các bức xạ nhiễu rất mạnh để chế áp các đài radar trong hệ thống tên lửa của châu Âu, làm “rối loạn” màn hình hiện sóng của các trung tâm kiểm soát. Và tất nhiên việc xác định vị trí đặt các “nguồn nhiễu” này là điều không thể.

Triển khai siêu tên lửa Iskander tại Kaliningrad

“Tên lửa chiến thuật Iskander là một đối trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa của chúng tôi”. Tổng thống Dmitry Medvedev khẳng định. Sức mạnh của nó tương đương với một quả bom nguyên tử. Nó có thể vươn tới các cơ sở phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu và đánh chặn bất cứ tên lửa nào.

Tên lửa Iskander
Tên lửa Iskander

Iskander là một loại tên lửa đạn đạo, tuy nhiên quỹ đạo của loại tên lửa tàng hình này lại không thuần tuý là quỹ đạo kiểu đường đạn mà có đường bay rất khó dự đoán.

Sau khi phóng và trong quá trình bay, tên lửa luôn cơ động rất nhanh và linh hoạt. Cùng với công nghệ tàng hình tiên tiến, Iskander đã trở nên  “vô đối” và “bất khả xâm phạm”.

Trịnh Xuân Tuân (Theo vpk.name)