'Israel đứng thứ 2 trên thị trường vũ khí Ấn Độ'

09/12/2012 08:06
Theo báo Đất Việt
Ấn Độ đã kêu gọi Israel tiếp tục tiến hành các dự án hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự được cho là liên quan đến dự án quốc phòng của nước này.

Ấn Độ đã kêu gọi Israel tiếp tục tiến hành các dự án hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự được cho là liên quan đến dự án quốc phòng của nước này. Đặc biệt là hai dự án hợp tác phát triển tên lửa đối không tầm xa LR SAM và tầm trung MR SAM.

Hai hệ thống tên lửa trên được thiết kế để tiêu diệt máy bay, trực thăng, phương tiện bay không người lái. 

Hợp đồng đã được thảo luận tại cuộc họp lần thứ 10 của Ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự liên chính phủ Ấn Độ-Israel.

Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Ấn Độ Shashikanta Sharma và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Israel , Ehud Shani đã thảo luận các vấn đề về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai  nước. 

Hai bên cũng đã thảo luận các vấn đề về chương trình liên kết đào tạo quân sự, trao đổi thông tin về các dự án phát triển quân sự.

Israel đã trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2 cho Ấn Độ sau Nga. (Trong ảnh hệ thống tên lửa chống tăng Spike mà Ấn Độ mới mua với số lượng lớn từ Israel).
Israel đã trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2 cho Ấn Độ sau Nga. (Trong ảnh hệ thống tên lửa chống tăng Spike mà Ấn Độ mới mua với số lượng lớn từ Israel).
Dù có sự chậm trễ trong việc thực hiện chương trình phát triển tên lửa đối không tầm xa và tầm trung, song Ấn Độ có thể thỏa mãn với quá trình hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước. 

Nói về hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Israel, Times of India nhận định, Israel trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2 cho Ấn Độ sau Nga.

Trong hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước, tên lửa, UAV là những lĩnh vực được ưu tiên nhất. Số lượng vũ khí Israel chuyển  giao cho Ấn Độ hơn 1 tỷ USD, gồm: Tên lửa không đối không Python, Derby, radar Pine, hệ thống phòng thủ tên lửa Barak, hệ thống UAV cảm tử Harpy.

Chương trình phát triển tên lửa đối không tầm xa LR SAM và tầm trung MR SAM là dự án hợp tác giữa Tổng công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Israel IAI và Cơ quan nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO.

Việc sở hữu 2 loại tên lửa đối không này là mối quan tâm đặc biệt của Ấn Độ trong việc lấp đầy các khoảng trống của hệ thống phòng thủ trên không của nước này. 

Ấn Độ cũng đàm phán để cung cấp thêm 2 hệ thống cảnh báo sớm và chỉ huy trên không AEW&C EL/M-2075 Phalcon với tổng giá trị khoảng 800 triệu USD.

3 hệ thống này đã được lắp đặt trên cơ sở bộ khung của máy bay vận tải IL-76 của Nga và được đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2009-2010. 

Israel cũng đã thông qua Mỹ để cung cấp cho Ấn Độ tên lửa chống tăng Spike với số lượng lớn, 2 ngàn hệ thống phóng cùng 24.000 tên lửa.

Trước đó, Mỹ đã từ chối việc bán tên lửa chống tăng thế hệ 3 FGM-148 Javelin cho Ấn Độ nên nước này đã quyết định chọn tên lửa chống tăng thế hệ 4 Spike của Israel như một sự thay thế tiềm năng nhất.
Theo báo Đất Việt