Không quân ném bom chiến lược của Mỹ mạnh tới đâu?

18/07/2011 00:12
(GDVN) – Là một thành tố quan trọng trong bộ ba hạt nhân, Mỹ coi lực lượng không quân ném bom chiến lược là một trong những thành tố bảo đảm kiềm chế hạt nhân.

(GDVN) – Là một thành tố quan trọng trong bộ ba hạt nhân, Mỹ coi lực lượng không quân ném bom chiến lược là một trong những thành tố chính bảo đảm kiềm chế hạt nhân, là phương tiện quan trọng để giải quyết các nhiệm vụ chiến lược trong các cuộc chiến tranh thông thường cũng như trong các cuộc xung đột vũ trang.

alt
 Hiện nay, Mỹ có 6 liên đội máy bay ném bom chiến lược.

Hiện nay, trong biên chế của Không quân Mỹ đang có 3 loại máy bay ném bom chiến lược là B-52H, B-1B và B-2A. Cơ cấu tổ chức biên chế chính của lực lượng không quân ném bom chiến lược là liên đội không quân ném bom (6 liên đội) biên chế trong lực lượng bộ đội không quân Bộ Tư lệnh không quân tác chiến Không quân Mỹ (một liên đội biên chế trong lực lượng bộ đội không quân Bộ Tư lệnh dự bị Không quân).

Để bố trí và triển khai tác chiến thường xuyên cho lực lượng không quân ném bom chiến lược, Mỹ sử dụng 5 căn cứ không quân đóng trên lãnh thổ của mình.

Mỗi căn cứ không quân này sẽ có một hoặc một vài địa điểm chuyên dụng sử dụng làm bãi đỗ của máy bay ném bom chiến lược. Tại đây, máy bay có thể nạp nhiên liệu, bổ sung, thay thế, bảo dưỡng, sửa chữa các phụ kiện cần thiết và nâng cấp máy bay.

Để bảo đảm khả năng ứng dụng tác chiến nhanh, có hiệu quả lực lượng không quân ném bom chiến lược tại tất cả các căn cứ không quân cố định, Mỹ đã trang bị một loại tổ hợp bảo quản và bảo dưỡng kỹ thuật chuyên dụng dành riêng cho tên lửa hành trình và một vài kho chứa đầu đạn hạt nhân.

alt
Không quân oanh tạc tầm xa là phương tiện để giải quyết các
nhiệm vụ chiến lược.

Lực lượng không quân ném bom chiến lược sẽ chuyển trạng thái chiến đấu từ thời bình sang thời chiến khi trong lực lượng vũ trang Mỹ tuyên bố áp dụng tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở mức độ cao xuất phát từ bối cảnh tình hình quốc tế ngày càng căng thẳng và an ninh, lợi ích của Mỹ đang bị đe dọa.

Thông thường, trong điều kiện thời bình, Mỹ sẽ chỉ duy trì khoảng 70% số máy bay trong biên chế tác chiến để làm nhiệm vụ trực chiến thường xuyên. Trong điều kiện này, Mỹ không sử dụng máy bay ném bom chiến lược vào làm nhiệm vụ trực tác chiến thường xuyên.

Để bảo đảm khả năng sẵn sàng tác chiến ở mức độ cần thiết, lực lượng không quân ném bom chiến lược của Mỹ sử dụng máy bay của lực lượng dự bị tích cực (khoảng 10% biên chế tác chiến).

Lực lượng này luôn duy trì ở tình trạng kỹ thuật tốt để sẵn sàng thay thế máy bay chiến đấu biên chế chính thức khi chúng bị hỏng hoặc không còn khả năng tác chiến. Thời gian chuẩn bị để chuyển trạng thái chiến đấu của lực lượng dự bị tích cực từ phòng bị sang chiến đấu thường xuyên phải mất tới 16 giờ đồng hồ.

alt
 Trong thời bình, máy bay ném bom chiến lược của Mỹ không làm
nhiệm vụ trực chiến.

Nếu trong điều kiện bối cảnh tình hình thế giới căng thẳng (căng thẳng ngày càng leo thang ở khu vực nào đó trên thế giới), quân đội Mỹ áp dụng tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở cấp độ 4 thì trong các liên đội không quân ném bom chiến lược của Mỹ sẽ hủy bỏ một phần hoặc hủy bỏ hoàn toàn tình trạng sẵn sàng tác chiến theo kế hoạch thông thường.

Khi đó, các máy bay ném bom chiến lược, kể cả đang làm nhiệm vụ trên không hay ở căn cứ không quân nào khác đều phải nhanh chóng trở về căn cứ không quân bố trí thường xuyên để sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới.

Khi  đó, các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ sẽ được nhanh chóng kiểm tra, bảo dưỡng và khắc phục các lỗi kỹ thuật, tăng cường biên chế cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu và bắt đầu đưa máy bay ném bom chiến lược vào trạng thái trực sẵn sàng chiến đấu (gần 30% số lượng máy bay tác chiến). Thời gian cần thiết để tiến hành tất cả các hoạt động này mất khoảng 1,5-2 ngày đêm.

Trong trường hợp gia tăng căng thẳng, Mỹ đã sử dụng quân đội vào tham chiến nhưng chưa sử dụng tới vũ khí hạt nhân (sẵn sàng chiến đấu ở mức độ 3) thì sẽ hoàn tất công đoạn chuyển trạng thái chiến đấu cho lực lượng không quân ném bom chiến lược, đồng thời bắt đầu di chuyển máy bay ném chiến lược tới các căn cứ không quân phía Tây.

Khi đó, biên chế của lực lượng trực chiến sẽ tăng lên tới 50-60%.

alt
Các chuyên gia đang bảo dưỡng và lắp ráp tên lửa cho máy bay
ném bom chiến lược.

Ở mức độ sẵn sàng chiến đấu cấp độ 2, tức là mối nguy cơ đe dọa ngày càng tăng, lúc này quá trình di chuyển máy bay ném bom chiến lược sẽ kết thúc để bắt đầu đi vào kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng không quân ném bom chiến lược. Lúc này biên chế trực chiến sẽ duy trì ở mức 60%. Thời gia chuyển bị cho giai đoạn này là 12 giờ.

Sẵn sàng chiến đấu ở cấp độ 1 chỉ áp dụng khi xuất hiện các mối nguy cơ tấn công đe dọa trực tiếp đến an ninh và lợi ích của Mỹ bằng tên lửa – hạt nhân trong khoảng thời gian một vài giờ đồng hồ.

Lúc này, biên chế trực chiến của lực lượng không quân ném bom chiến lược sẽ duy trì ở mức 100% máy bay. Đồng thời, trong giai đoạn này Mỹ cũng sẽ cho vận hành hệ thống chỉ huy tác chiến dự bị với sự hỗ trợ của sở chỉ huy di động mặt đất và trên không.

alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
Còn tiếp…
{iarelatednews articleid='7540'}
Hữu Kỷ - Nhật Minh (Tổng hợp)
Không quân ném bom chiến lược của Mỹ mạnh tới đâu? ảnh 13