Lục quân Ấn Độ có kế hoạch chi 36 tỷ USD mua vũ khí trang bị

26/06/2013 15:25
Việt Dũng
(GDVN) - Đây là trọng điểm công tác của Lục quân Ấn Độ, nhằm khắc phục tình trạng thiếu thốn, lạc hậu về vũ khí trang bị của họ.
Xe tăng T-90 của Lục quân Ấn Độ, mua của Nga
Xe tăng T-90 của Lục quân Ấn Độ, mua của Nga

Tân Hoa xã ngày 25 tháng 6 dẫn các nguồn tin cho biết, Lục quân Ấn Độ đã liệt kê ra gần 700 loại hàng cần mua khi kết thúc kế hoạch tài chính 5 năm lần thứ 12 vào năm 2017, tổng trị giá khoảng 2.000 tỷ rupee (khoảng 36 tỷ USD).

Trang mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 20 tháng 6 cho biết, những trang bị này gồm có lựu pháo, xe tăng chiến đấu và xe tăng hạng nhẹ, xe chiến đấu bộ binh, xe tải cùng với máy bay trực thăng hạng nhẹ, máy bay trực thăng vũ trang và máy bay trực thăng vận tải, có một số trang bị sẽ trang bị cho lực lượng miền núi đang thành lập (khoảng 90.000 quân). Những vật tư cần gấp khác gồm tên lửa, súng trường tấn công, súng carbine, áo chống đạn và mũ sắt.

Nguồn tin chính quyền cho biết, Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Bikram Singh đã xếp mua những hàng hóa này thành "trọng điểm công tác", công tác mua những hàng hóa này của Lục quân hiện đang ở trong các giai đoạn, có thứ đang đấu thầu, có thứ đợi thử nghiệm, có thứ đang tiến hành đánh giá cuối cùng trước khi đàm phán giá cả.

Có quan chức cấp cao thừa nhận, trang bị hiện có của Lục quân Ấn Độ "thiếu thốn, lạc hậu". Lựu pháo mua lần trước của họ là vào năm 1987, gần 80% xe thiết giáp/bọc thép không có chức năng nhìn đêm, "kế hoạch hiện đại hóa bộ binh tương lai" (F-INSAS) - được bắt đầu thực hiện từ 6 năm trước nhằm nâng cấp, cải tạo 359 tiểu đoàn bộ binh và 106 đơn vị dẹp loạn - đã bị trì hoãn trên 5 năm. Các đơn vị như phòng không, công trình và tín hiệu cũng tồn tại vấn đề trang bị thiếu thốn tương tự.

Ấn Độ mua 22 máy bay trực thăng vũ trang AH-64 Apache của Mỹ
Ấn Độ mua 22 máy bay trực thăng vũ trang AH-64 Apache của Mỹ

Để khắc phục những hạn chế này, Lục quân Ấn Độ có kế hoạch xác định nhu cầu chất lượng trang bị "phù hợp thực tế", sau đó đưa ra thư mời cho ý kiến (REP).

Một quan chức tiết lộ, trong 5 năm qua, REP trang bị của Lục quân Ấn Độ có một nửa "không thực tế và không thể thực hiện", bị hủy bỏ hoặc chấm dứt. Lục quân Ấn Độ còn dự định đưa ra cải cách hợp lý hóa đối với một trình tự lĩnh vực then chốt gây trì hoãn - đó là tiến hành thử nghiệm tại hiện trường và hoàn thành báo cáo có liên quan.

Cho dù như vậy, có sĩ quan cấp cao cho biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ không đưa ra quyết định nguyên nhân chính của việc trì hoãn mua sắm. Những sĩ quan này nói, tất cả hoạt động mua sắm đều phải được 18 cơ quan của Bộ Quốc phòng phê chuẩn.

Những quy định phê duyệt dựa vào "trình tự mua sắm quốc phòng" này phải hoàn thành trong 36-48 tháng, nhưng luôn phải mất tới ít nhất 7-8 năm. "Việc ký kết hợp đồng gặp nhiều khó khăn, bởi vì tất cả đều bị dây dưa bởi quan liêu" - Thiếu tướng Mrinal Suman, chuyên gia vấn đề trình tự mua sắm quốc phòng nổi tiếng Ấn Độ nói.

Lục quân Ấn Độ diễn tập
Lục quân Ấn Độ diễn tập
Việt Dũng