Máy bay F-35 Mỹ cứ 2 năm nâng cấp 1 lần, 5 năm tới sản xuất hàng loạt

02/06/2015 15:47
Việt Dũng
(GDVN) - Trong 5 năm tới, tốc độ sản xuất F-35 dự tính sẽ tăng mạnh, số lượng sản xuất cho Mỹ và 6 nước đối tác sẽ từ 123 chiếc hiện nay tăng lên 650 chiếc vào năm 2020
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 28 tháng 5 đưa tin, khi Bộ Quốc phòng Mỹ xác định tích hợp các năng lực tác chiến mới nào cho cấu hình Block 4 của máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 thuộc Công ty Lockheed Martin.

Vấn đề quan tâm nhất tập trung ở việc hoãn lại nội dung nâng cấp theo kế hoạch ban đầu sau cấu hình Block 3F và chi phí cần thiết cho những cải tiến này sớm đưa ra vào đầu thập niên 20 của thế kỷ này.

Trong hoạt động của Hiệp hội nghiên cứu Mitchell gần đây, Chủ nhiệm Văn phòng tích hợp F-35 Không quân Mỹ, thiếu tướng không quân Jeffrey Harrigian cho biết, đã chú ý tới, sự kỳ vọng (đối với cấu hình Block 4) đã vượt qua khả năng chịu đựng về kinh tế.

Không quân Mỹ dự tính triển khai xong phi đội đầu tiên với 12 - 14 chiếc F-35 có năng lực tác chiến hạn chế, dựa trên cấu hình nền tảng Block 3i. Tất cả máy bay sẽ lắp đầy đủ vũ khí khi nâng cấp Block 3F và Block 4 sau đó, được tiến hành cải tiến, từ đó đạt "năng lực tác chiến đầy đủ".

Jeffrey Harrigian cho biết, cuối năm nay, trước khi Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành đánh giá nhu cầu, Văn phòng chương trình liên hợp F-35 (JPO) đang định nghĩa chặt chẽ các nội dung trong đó có Block 4. Một khi được phê chuẩn, cấu hình này sẽ làm chuẩn cho tăng số lượng Block 4 trong tương lai, F-35 sẽ 2 năm nâng cấp 1 lần.

Máy bay chiến đấu F-35A Mỹ
Máy bay chiến đấu F-35A Mỹ

Không quân Mỹ chú ý tới 2 vấn đề: "Nội dung từ 3F điều chỉnh đến Block 4" và khả năng chịu đựng kinh tế. Không quân Mỹ đang cùng JPO và đội ngũ công nghiệp F-35 thảo luận cách thức tối đa hóa năng lực mới, có tính tới thời gian và giá cả.

Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đang tiến hành thử nghiệm tác chiến giai đoạn cuối cùng của F-35B trên tàu tấn công đổ bộ Wasp, để hình thành năng lực tác chiến ban đầu vào tháng 7, theo cấu hình Block 2B.

F-35 phiên bản Block 3i ban đầu của Không quân có thể sử dụng bom dẫn đường và tên lửa không đối không cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ đánh chặn trên không hạn chế và chi viện đường không cự ly gần.

Phiên bản Block 3F đã lắp đặt tất cả những vũ khí được xác nhận trong giai đoạn phát triển và nghiệm chứng hệ thống (SDD), bao gồm bom đường kính nhỏ I (SDB I) của Công ty Boeing, tên lửa không đối không tiên tiến, cự ly trung bình AIM-120D, AIM-9X "Rắn hổ mang" của Công ty Raytheon và pháo 25 mm của Công ty General Dynamics.

Những vũ khí khác được Block 4 cân nhắc bao gồm bom đường kính nhỏ II (SDB II) của Công ty Raytheon và tên lửa tấn công liên hợp (JSM) của Công ty Kongsberg. Block 4 có thể sẽ còn tích hợp đạn hạt nhân dẫn đường B61-12 do Không quân Mỹ, Cục an ninh hạt nhân Mỹ và Công ty Boeing hợp tác chế tạo.

Máy bay chiến đấu F-35B tại căn cứ Eglin của Không quân Mỹ
Máy bay chiến đấu F-35B tại căn cứ Eglin của Không quân Mỹ

Phi đội đầu tiên của Không quân Mỹ sẽ đặt tại căn cứ không quân Gil của bangUtah, tháng 9 năm nay sẽ bắt đầu bàn giao máy bay đầu tiên. Sau đó sẽ lần lượt triển khai F-35 ở căn cứ không quân Eielson thuộc bang Alaska và căn cứ lực lượng vệ binh quốc gia không quân Burling thuộc bang Vermont vào tháng 7 năm 2019 và tháng 7 năm 2020.

Nếu tất cả được thực hiện theo kế hoạch, căn cứ không quân hoàng gia Lakenheath của Anh sẽ tiếp nhận chiếc máy bay chiến đấu F-35 Mỹ đầu tiên vào năm 2021.

Trong 5 năm tới, tốc độ sản xuất F-35 dự tính sẽ tăng mạnh, số lượng sở hữu của Mỹ và 6 nước đối tác của dự án quốc tế sẽ từ 123 chiếc hiện nay tăng lên 650 chiếc vào năm 2020.

Jeffrey Harrigian cho biết, nhà lãnh đạo cấp cao Không quân Mỹ “cảm thấy rất vui mừng” đối với thực hiện năng lực tác chiến ban đầu vào năm 2016. Ngoài ra, ông đề cập tới các thách thức lớn nhất hiện nay cần ứng phó của Không quân Mỹ, bao gồm:

giảm thời gian nhập vào dữ liệu nhiệm vụ máy bay trong đó có thông tin tác chiến; bảo đảm đủ các nguồn lực và máy bay dùng cho huấn luyện thực hiện nhiệm vụ; quản lý điểm yếu phần mềm hệ thống thông tin hậu cần tự chủ (ALIS) của F-35, hệ thống này dùng cho theo dõi công tác bảo trì và sửa chữa.

Máy bay chiến đấu F-35C cất cánh trên tàu sân bay USS Nimitz ngày 3 tháng 10 năm 2014
Máy bay chiến đấu F-35C cất cánh trên tàu sân bay USS Nimitz ngày 3 tháng 10 năm 2014

Jeffrey Harrigian cho biết, cuối mùa thu năm nay, phần cứng ALIS sẽ hoàn thành, nhưng nội dung huấn luyện cần cho phần mềm quản lý nhân viên hậu sửa chữa hệ thống ALIS vẫn chưa xác định.

Trong tương lai, lãnh đạo Bộ Tư lệnh tác chiến đường không sẽ dựa trên năng lực tiến hành đánh chặn đường không, chi viện đường không cự ly gần cơ bản của F-35 và nhiệm vụ áp chế và tiêu diệt hệ thống phòng không địch để quyết định phải chăng tuyên bố F-35 đã đưa vào tác chiến hay chưa. 

Việt Dũng