Máy bay Nga đã bị sản phẩm của Trung Quốc đánh bật khỏi các triển lãm?

10/03/2012 09:13
Đông Bình (Theo báo Phương Đông)
(GDVN) - Trung Quốc hiện nay đang tích cực tiếp thị vũ khí ở nước ngoài để kiếm tiền, trong đó có máy bay J-10, nhưng J-10 lại phụ thuộc vào động cơ Nga.
Máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất.
Máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất.

Trên thị trường hàng không quốc tế năm 2011, đối mặt với sự cạnh tranh ác liệt của Trung Quốc, máy bay chiến đấu của Nga lại hoàn toàn biến mất khỏi rất nhiều cuộc triển lãm hàng không. Hầu như không nhìn thấy máy bay chiến đấu Nga trong các cuộc triển lãm hàng không lớn năm 2011, đây là điều rất hiếm gặp trong 15 năm qua.

Tờ nguyệt san “Kanwa Defense Review” Canada cho biết, bắt đầu từ năm 2010, Trung Quốc tích cực công khai chào bán máy bay chiến đấu JF-17 (Pakistan gọi là Sấm sét, Trung Quốc gọi là FC-1 Hiêu Long).

Hoạt động chào bán máy bay chiến đấu J-10 trên thực tế cũng từng bước được tiến hành, trong nhiều các cuốn sách hướng dẫn sử dụng chào bán vũ khí hàng không đều đã nói rõ đến việc sử dụng máy bay chiến đấu FC-20 (phiên bản xuất khẩu của máy bay J-10).

Chỉ trong thời gian 1 năm, JF-17 trước sau đã xuất hiện ở Triển lãm Hàng không Farnborough năm 2010, Triển lãm Hàng không Dubai, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011. Trong 2 cuộc triển lãm sau, JF-17 đã tiến hành bay biểu diễn. Tại Triển lãm Hàng không Dubai năm 2009, máy bay huấn luyện cao cấp L-15 cũng đã tiến hành bay biểu diễn và họp báo.

Tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Bắc Kinh năm 2011, Trung Quốc lần đầu tiên đã trưng bày mô hình máy bay chiến đấu J-10A, J-10S, điều này có nghĩa là Trung Quốc bắt đầu tiến hành tiếp thị. Nhưng tại Triển lãm Hàng không Dubai, hoạt động chào bán máy bay chiến đấu J-10 tương đối nhạt, không trưng bày bất cứ mô hình nào. Tuy nhiên, trong rất nhiều sách hướng dẫn tiếp thị vũ khí hàng không, J-10 được tiến hành tiếp thị tích cực với cái tên FC-20.

Máy bay chiến đấu J-10 do Trung Quốc sản xuất.
Máy bay chiến đấu J-10 do Trung Quốc sản xuất.

Tại Triển lãm Hàng không Dubai, Tham mưu trưởng Không quân Pakistan cho biết: đang tích cực đánh giá FC-20, bao gồm vũ khí, tính năng tác chiến cụ thể…, nhưng do hạn chế về ngân sách, nhập khẩu máy bay chiến đấu này thực sự phải mất một thời gian.

Tại Triển lãm Hàng không Paris năm 2011, cá nhân Putin đã đến hiện trường, nhưng không thấy máy bay chiến đấu Nga, chỉ có một chiếc máy bay lưỡng dụng Be200 đã tiến hành trưng bày trên mặt đất.

Triển lãm Hàng không Farnborough năm 2010 chỉ có máy bay chở khách Super jet-100 của Công ty Sukhoi tham gia triển lãm. Còn Triển lãm Hàng không Dubai đã có 2 năm không thấy bóng dáng của máy bay chiến đấu kiểu Nga.

Đến cả Triển lãm Hàng không Ấn Độ năm 2011 rất quan trọng, Nga cũng không đưa bất cứ máy bay chiến đấu nào tham gia triển lãm, cố nhiên lúc đó MiG-35 đã được xác định bị gạt khỏi danh sách trúng thầu 126 máy bay chiến đấu mà Ấn Độ muốn mua, nhưng máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu, máy bay F/A-18F của Mỹ đã tham gia cuộc triển lãm này.

Hiện nay, đúng vào lúc Su-35 được tiến hành tiếp thị tích cực, nhưng loại máy bay chiến đấu này trong 2 năm qua hầu như không xuất hiện ở các cuộc triển lãm hàng không quốc tế, ngược lại, JF-17 trang bị động cơ RD-93 Nga lại bay thường xuyên ở trên không tại Triển lãm Hàng không Dubai, Thổ Nhĩ Kỳ.

Bài báo cho rằng, Nga không đưa máy bay chiến đấu tham gia các cuộc triển lãm hàng không quan trọng từ năm 2010 là không rõ lý do. Nói về tình hình tài chính, thành tích bán máy bay chiến đấu của Công ty Sukhoi rất tốt, bắt đầu từ năm 2010, lần lượt bàn giao nhiều máy bay chiến đấu Su-30MK2 cho Việt Nam, Indonesia, Uganda ở châu Phi cũng đã có được máy bay chiến đấu tương tự.

Máy bay huấn luyện cao cấp L-15 của Trung Quốc.
Máy bay huấn luyện cao cấp L-15 của  Trung Quốc.

Mặc dù các nước vùng Vịnh không phải là thị trường máy bay chiến đấu truyền thống của Nga, khu vực này cũng không phải là thị trường truyền thống của máy bay chiến đấu Trung Quốc, nhưng JF-17 lại tham gia Triển lãm Hàng không Thổ Nhĩ Kỳ, Dubai.

Vậy FC-20 trang bị động cơ AL-31F liệu có thể xuất khẩu cho các nước khác hay không? Đối với vấn đề này, Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vũ khí Quốc gia Nga cho biết: Trung Quốc hoàn toàn không có được giấy phép xuất khẩu động cơ AL-31F cho nước thứ ba. Nếu Trung Quốc muốn xuất khẩu máy bay chiến đấu của họ trang bị động cơ AL-31F, thì  họ phải được Nga cấp phép.

Máy bay chiến đấu J-10 trên đường băng.
Máy bay chiến đấu J-10 trên đường băng.
Đông Bình (Theo báo Phương Đông)