Những kiến thức cơ bản về mô hình động máy bay cánh bằng

29/07/2011 06:01
(GDVN) – Máy bay mô hình cánh bằng là loại máy bay rẻ tiền nhất, dễ chế tạo nhất và cũng dược ưa chuộng nhất trong thế giới máy bay điều khiển từ xa. Loại mô hình này có sức hấp dẫn với cả người chơi chuyên nghiệp cũng như dân amateur.

(GDVN) – Máy bay mô hình cánh bằng là loại máy bay rẻ tiền nhất, dễ chế tạo nhất và cũng dược ưa chuộng nhất trong thế giới máy bay điều khiển từ xa. Loại mô hình này có sức hấp dẫn với cả người chơi chuyên nghiệp cũng như dân amateur.

Những kiến thức được cộng đồng mạng chia sẽ này cũng sẽ giúp giải thích cho con bạn khi bé hỏi tại sao máy bay lại bay được.

Máy bay điều khiển từ xa cánh bằng
Máy bay điều khiển từ xa cánh bằng

Máy bay điều khiển từ xa cánh bằng dùng 4 kênh (channel) cho việc điều khiển của toàn bộ máy bay.

Những kênh chính yếu là: kênh ga/tốc độ (throttle), kênh điều khiển cánh chính (Aileron) kênh điều khiển cánh phụ (Elevator), kênh điều khiển cánh đuôi (Rudder).

Đối với kênh điều khiển ga/tốc độ lại chia làm 2 loại theo kiểu động cơ (động cơ nổ hoặc động cơ điện). Nếu là kênh ga của động cơ nổ thì cần có 4 servo, còn kênh ga của động cơ điện  chỉ dùng 3 servo và 1 thiết bị điều tốc.

Các kênh điều khiển tương ứng với các vị trí
Các kênh điều khiển tương ứng với các vị trí

Cụ thể từng kênh điều khiển

Kênh điều khiển ga (throttle)

Động cơ điện
Động cơ điện

Đối với loại dùng động cơ máy nổ:̀việc tăng hay giảm tốc độ và công suất hoạt động của máy thông qua 1 servo (trợ động cơ). Servor này sẽ có nhiệm vụ kéo đẩy cần ga. Việc này tương tự khi ta tăng hay giảm ga của một chiếc xe máy vậy. Lỗ thông gió càng mở lớn thì máy sẽ hoạt động càng mạnh

Đối với loại dùng động cơ điện: việc tăng hay giảm hoạt động của động cơ sẽ thông qua 1 mạch điều tốc. Thiết bị có tên gọi là Electric Speed Control (viết tắt là ESC).

Kênh điều khiển cánh chính (Aileron)

Cánh chính có nhiệm vụ chính là nâng máy bay, giúp máy bay lượn để có thể thay đổi hướng bay dễ dàng.

 

Khi một bên cánh được thay đổi góc tần, nó sẽ ảnh hưởng đến việc thay đổi lộ trình của máy bay ở cả 2 hướng: nghiên trái, nghiên phải.

Khi máy bay nghiêng, lúc này bạn hãy để ý đến Elevator. Nó sẽ tác động rất lớn đến việc chao theo chiều thuận hoặc ngược chiều.

Ví dụ khi nghiêng qua trái, Elevator được đẩy lên thì máy bay sẽ chao theo chiều thuận là lượn vòng sang trái. Nếu Elevator hạ xuống thì máy bay sẽ chao theo chiều người là lượn vòng sang phải.


Kênh điều khiển cánh lái phụ (Elevator)

Máy bay lên hay xuống và sự dịch chuyển của cánh lái phụ (elevator)
Máy bay lên hay xuống và sự dịch chuyển của cánh lái phụ (elevator)

Nếu bạn nghỉ rằng, chỉ cần 2 cánh chính và phụ là có thể đổi chiều máy bay rồi thì bạn đã đúng, nhưng chưa đủ. Đó là vì cánh đuôi đứng này cũng có nhiệm vụ làm thay đổi hướng bay của máy bay ở 1 góc nhất định nào đó, mặc dù việc thao đổi hướng của nó không có góc hẹp như việc kết hợp Aileron và Elevator.

Khi đang bay ở vị trí cân bằng không chao lượn, mà máy bay muốn chuyển hướng thì lúc này đây, cánh đuôi sẽ trả lời bạn. Việc sử dụng cánh đuôi để chuyển hướng sẽ giải quyết vấn đề: không nhất thiết phải chao máy bay sang 1 bên, cần độ ổn định khi bay, góc lái không cần quá gấp.

Kênh điều khiển cánh đuôi (Rudder)

 

Trong lúc bắt đầu lấy đà trước lúc cất cánh, đa số mọi người đều cho rằng chỉ có cánh chính mới thực hiện việc này. Nhưng thật ra, cánh đuôi cũng góp phần rất quan trọng cho việc bay lên hay lao xuống của một chiếc cánh bằng.

Khi cánh đuôi được nâng lên thì toàn bộ không khí sẽ tác động vào phần đuôi. Đẩy đuôi đi xuống, nhờ đó mà đầu máy bay bốc lên.

Và ngược lại, khi cánh đuôi hạ xuống là phần gió sẽ đẩy phần đuôi đi lên và phần đầu máy bay hạ xuống.

Ta có thể hiểu nguyên lý hoạt động của việc luồng gió tác động như thế nào lên cánh đuôi qua hình dưới đây.

{iarelatednews articleid='8772,8676,8605,8512,8562,8441,8567,8352,8319,8321,7042,7012,6763,6646,6620,1963,5826'}

Toyboy (theo Hobby365/RC-AirPlane-World)

alt