Mỹ: Linh kiện máy bay F-35 rạn nứt, pháo điện từ tiến triển mới

05/02/2014 10:30
Đông Bình
(GDVN) - Máy bay F-35 thử nghiệm phức tạp xuất hiện rạn nứt nhiều mức độ, trong khi đó, pháo điện từ phát triển sang giai đoạn thứ hai.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

Báo cáo Mỹ: một số linh kiện của máy bay chiến đấu F-35 có vết rạn

Hãng tin Yonhap Hàn Quốc ngày 29 tháng 1 đưa tin, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố báo cáo cho biết, khi thử nghiệm độ bền, máy bay chiến đấu tàng hình mới F-35 đã bị rạn một số linh kiện. Mạng thông tin Bloomberg Mỹ ngày 28 tiết lộ cho biết, đây đã là lần thứ 5 máy bay chiến đấu F-35 bị rạn.

Theo báo cáo, trong khi thử nghiệm độ bền, mép ngoài chỗ kết hợp, vật liệu gia cố, nơi lắp động cơ và vách ngăn thân máy bay đã xuất hiện các vết rạn ở mức độ khác nhau. Đây là một "phát hiện quan trọng".

Được biết, trong quá trình bay thử vào tháng 9 năm 2013, vách ngăn của thân máy bay F-35 đã rạn nứt, điều này đang được tiến hành phân tích và nghiên cứu cách thức cải thiện.

Tác giả của báo cáo, chủ nhiệm thử nghiệm và đánh giá tác chiến của Bộ Quốc phòng Mỹ, ông Michael Gilmore chỉ ra, cần thiết kế lại một phần linh kiện của máy bay chiến đấu F-35 hoặc giảm trọng lượng thân máy bay.

Người phát ngôn chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu F-35 Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, những gì báo cáo tiết lộ và chỉ ra đều là những vấn đề đã biết. Người phát ngôn Công ty Lockheed Martin cũng cho hay, những vấn đề được đề cập trong báo cáo đều là những vấn đề đã biết, những vấn đề như vậy đều thường sẽ xuất hiện trong quá trình bay thử phức tạp.

Được biết, Chính phủ Mỹ có kế hoạch đầu tư 392 tỷ USD để mua máy bay chiến đấu F-35A và F-35B cho Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ, đồng thời quyết định đến năm tài khóa 2015 mua thêm 42 chiếc.

Chính phủ Hàn Quốc năm 2013 quyết định lựa chọn máy bay chiến đấu F-35 là máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Hàn Quốc, có kế hoạch mua trước 40 chiếc, năm 2018 - 2021 hình thành sức chiến đấu.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

Các nguồn tin từ Nhật Bản cũng cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tham gia công tác chế tạo, lắp ráp máy bay chiến đấu F-35, trong đó có động cơ, radar – máy bay này sẽ là máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản.

Việc thực hiện kế hoạch này không chỉ sẽ nâng cao trình độ ngành sản xuất công nghiệp quân sự Nhật Bản, mà còn sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ.

Được biết, Nhật Bản đã đặt mua 42 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, sẽ được bàn giao 2 chiếc vào tháng 3 năm 2018 với đơn giá là 14,9 tỷ yên.

Mỹ có bước tiến mới trong phát triển pháo điện từ

Liên quan đến công nghệ quân sự Mỹ, mạng công nghệ quốc phòng Mỹ (DT) ngày 16 tháng 1 đưa tin, chương trình pháo điện từ (còn gọi là súng điện từ, railgun) của Hải quân Mỹ đã bước vào giai đoạn thứ hai, lãnh đạo Mỹ hy vọng loại vũ khí này có thể trang bị cho tàu chiến Mỹ trong tương lai.

Thiếu tướng Mathew Klund, người phụ trách Phòng nghiên cứu thử nghiệm của Hải quân Mỹ cho biết, chương trình pháo điện từ đã hoàn thành giai đoạn thứ nhất (giai đoạn nghiên cứu phát triển nguyên mẫu), đã nghiên cứu chế tạo 2 nguyên mẫu hệ thống pháo công nghiệp, hiện nay chương trình đã bước vào giai đoạn thứ hai, Hải quân và ngành công nghiệp Mỹ sẽ tiến hành phóng liên tục trong vòng 1 phút.

Tướng Klund tự tin về kết quả thử nghiệm phóng liên tục.

Mỹ thử nghiệm pháo điện từ ở Trung tâm chiến tranh trên biển vào tháng 1 năm 2008
Mỹ thử nghiệm pháo điện từ ở Trung tâm chiến tranh trên biển vào tháng 1 năm 2008

Pháo điện từ là một loại vũ khí tầm xa, năng lượng cao, đa năng, tốc độ bắn có thể gấp 3 lần pháo Hải quân hiện nay.

Tầm bắn của nó có thể đạt 100 dặm Anh (khoảng 161 km) trở lên, lấy điện năng dự trữ trên tàu làm nguồn động lực, sử dụng lực điện từ (lực Lorentz) phóng đầu đạn với tốc độ rất cao.

Quan chức Hải quân cho biết, đây là một loại vũ khí tấn công không đắt lắm, có khả năng sát thương cao và khả năng tấn công tầm xa.

Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm pháo điện từ ở Trung tâm tác chiến mặt nước hải quân thuộc Dahlgren, bang Virginia, dự kiến sẽ trang bị cho tàu chiến vào năm 2016.

Đầu đạn của pháo điện từ nặng 23 pound (khoảng 10,43 kg), có thể phóng từ ray dẫn điện từ, cũng có thể phóng từ hệ thống pháo 127 mm thậm chí 155 mm của Hải quân. Hiện nay, pháo điện từ áp dụng dẫn đường chỉ lệnh, nhưng trong tương lai có thể phát triển thành kiểu tự dẫn.

Ngoài ưu thế về tầm bắn và khả năng gây thiệt hại, pháo điện từ còn là một loại pháo hải quân tương đối rẻ tiền, mỗi quả đạn pháo khoảng 25.000 USD.

Do pháo điện từ là một loại vũ khí năng lượng cao, vì vậy tình hình nóng lên nghiêm trọng, cần được hỗ trợ bằng công nghệ làm lạnh tốt. Pháo điện từ hoàn toàn không chỉ là một thiết bị phóng đạn pháo, mà còn là được hợp thành bởi nhiều hệ thống. Hiện nay, Hải quân Mỹ đang tiến hành đánh giá đối với nhiều thiết kế hệ thống làm lạnh.

Pháo điện từ của Quân đội Mỹ
Pháo điện từ của Quân đội Mỹ
Đông Bình