Mỹ bàn điều tàu chiến đến khu vực Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông

04/08/2015 06:52
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris là một trong những quan chức kiên quyết chủ trương cho tàu chiến Mỹ đến vùng biển 12 hải lý ở Trường Sa.

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 3 tháng 8 dẫn truyền thông Mỹ đưa tin, về khả năng điều tàu chiến đi vào "vùng biển tranh chấp" Biển Đông, một số sĩ quan chỉ huy hải quân Mỹ có ý kiến trái chiều với chính quyền Barack Obama.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris

Trong cuộc tranh luận này, một số nhà lãnh đạo quân đội hy vọng thực hiện quyền đi lại tự do của họ, các quan chức chính phủ và ngoại giao lại tìm cách kiểm soát quan hệ Mỹ-Trung trong giai đoạn tế nhị này.

Theo trang mạng "Chính trị" Mỹ ngày 31 tháng 7, Lầu Năm Góc nhiều lần tuyên bố bảo lưu quyền đi qua hoặc bay qua đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp).

Quan chức quân đội và nghị sĩ Quốc hội phe cứng rắn Mỹ hy vọng Mỹ điều tàu chiến đi vào vùng biển 12 hải lý của những hòn đảo này, tuyên bố rõ ràng với Trung Quốc rằng Mỹ phản đối yêu sách lãnh thổ của họ. Nếu làm như vậy, Washington đã xác nhận hành động gây tổn hại sự ổn định tình hình của Trung Quốc.

Mỹ bàn điều tàu chiến đến khu vực Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông ảnh 2

Thời Ân Hoằng: "Trung Quốc xây đảo để ngăn Mỹ, đuổi Việt Nam, Philippines"

(GDVN) - Ngoài tuyên bố trắng trợn này, Thời Ân Hoằng cho rằng, Tập Cận Bình thăm Mỹ để làm "nhà lãnh đạo thế giới", Mỹ sau năm 2016 sẽ không ôn hòa với Trung Quốc.

Theo bài báo, nguồn tin từ quân đội và chính phủ ngầm thừa nhận tồn tại bất đồng, nhưng không sẵn sàng công khai bàn đến bất đồng giữa các nhà lãnh đạo hải quân và chính phủ.

Tiêu điểm tranh luận là một nhóm đảo nhân tạo ở Biển Đông, đây là kết quả do Trung Quốc đổ hàng ngàn vạn tấn cát lên các đá san hô và bãi cạn (ở quần đảo Trường Sa, đã xâm chiếm của Việt Nam).

Lầu Năm Góc cho biết, trong thời gian một năm rưỡi qua, nhân viên công trình Trung Quốc đã xây mới (bất hợp pháp) khoảng 3.000 mẫu Anh đất (1 mẫu Anh bằng khoảng 0,004 km2) và tiến hành một số hoạt động (bất hợp pháp) khác ở đó như triển khai vũ khí, xây dựng đường băng và nhà ở, triển khai các thiết bị như radar.

Theo quan chức Mỹ, Bắc Kinh cho rằng, đảo nhân tạo có thể tăng cường yêu sách của họ đối với quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý - PV).

Theo bài báo, đến nay, Hải quân Mỹ không nói rõ phạm vi hoạt động của họ ở Biển Đông. Tháng 5 năm 2015, tàu tuần duyên USS Fort Worth của Hải quân Mỹ đã chạm mặt với 1 chiếc tàu chiến của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa, quan chức Mỹ không tiết lộ vị trí cụ thể.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ

Tuy nhiên, có quan chức chính phủ cho biết, một trong những người kiên quyết chủ trương để tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển 12 hải lý ở khu vực xung quanh đảo nhân tạo là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry Harris.

Nhân viên công tác của Harry Harris chưa trả lời thuyết phục đề nghị phỏng vấn của phóng viên, nhưng một quan chức Lầu Năm Góc giấu tên đã xác nhận sự tồn tại của các quan điểm khác nhau và lập trường của Harry Harris và toàn bộ Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.

Tại Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ vào tháng 12 năm ngoái, Đô đốc Harry Harris cho biết: "Hải quân Mỹ phải duy trì ảnh hưởng của họ ở Biển Đông, bảo vệ tự do hàng hải và quyền đi bay qua của họ".

Mỹ bàn điều tàu chiến đến khu vực Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông ảnh 4

Tư lệnh Mỹ ngồi máy bay P-8A tuần tra Biển Đông, Philippines hoan nghênh

(GDVN) - Tân Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ đã ngồi trên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A cả 7 tiếng đồng hồ tuần tra Biển Đông, ông cam kết bảo vệ an ninh Biển Đông.

Theo bài báo, đảo nhân tạo đã tăng thêm bất đồng xoay quanh tự do hàng hải giữa hai nước Mỹ-Trung. Mỹ và phần lớn các nước khác lấy Công ước Liên hợp quốc về Luật biển cho rằng, các nước ven biển có quyền giám sát, quản lý các hoạt động kinh tế như đánh bắt cá và thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, không giám sát, quản lý quân đội nước ngoài cách bờ biển ngoài 12 hải lý.

Nhưng, Trung Quốc kiên trì cho rằng, nó có thể giám sát, quản lý các hoạt động kinh tế và quân sự trong phạm vi cách bờ 200 hải lý.

Nhưng, một luật sư của Lầu Năm Góc cho rằng, về đảo nhân tạo, Trung Quốc hoàn toàn không có quyền lợi đáng nói. Raul Pedroso từng đảm nhiệm cố vấn pháp lý của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, hiện nay là trợ lý cố vấn của Bộ Quốc phòng.

Một bài viết của ông trên Diễn đàn Đông Á - Đại học Australia quốc lập cho rằng: "Đảo nhân tạo được xây dựng từ địa mạo ngầm (dưới mặt nước) không có quyền hưởng lãnh hải 12 hải lý, vì vậy, tàu chiến và máy bay Mỹ triển khai hoạt động ở trong 12 hải lý là hợp pháp".

Theo Raul Pedroso, ông đưa ra quan điểm cá nhân của mình, không đại diện cho ý kiến của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ủy ban An ninh quốc gia Mỹ cũng từ chối bàn về cuộc tranh luận này hoặc giới thiệu quan điểm của Nhà Trắng.

Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ tên lửa Diêm Thành Type 054A của Hải quân Trung Quốc bám đuôi.
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ tên lửa Diêm Thành Type 054A của Hải quân Trung Quốc bám đuôi.

Nhưng, ngày càng nhiều người cho rằng, chính quyền Obama rất muốn tránh đối đầu. Trước thềm chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc (tháng 9 năm 2015), người Đảng Cộng hòa tìm cách gây sức ép với Tổng thống Barack Obama để ông bày tỏ thái độ cứng rắn hơn trước các hành động gây tranh cãi (bành trướng, hung hăng hăm dọa) của Trung Quốc.

Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)