Mỹ càng ngày càng muốn mở rộng bán vũ khí cho Ấn Độ

23/04/2013 06:42
Đông Bình
(GDVN) - Các hãng chế tạo vũ khí Mỹ đều rất muốn bán hàng cho Ấn Độ, đặc biệt là trong bối cảnh chi tiêu quân sự Mỹ liên tục giảm xuống.
Ấn Độ mua 8 máy bay tuần tra săn ngầm tầm xa P-8I Poseidon của hãng Boeing Mỹ
Ấn Độ mua 8 máy bay tuần tra săn ngầm tầm xa P-8I Poseidon của hãng Boeing Mỹ

Tờ  “Tuần san Hàng không” Mỹ dẫn lời Andrew Shapiro, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị quân sự Mỹ ngày 18/4 cho biết, từ năm 2008 trở lại đây, Mỹ đã đạt được “tiến triển to lớn” trong việc mở rộng bán vũ khí cho Ấn Độ.

Theo ông Andrew Shapiro, kim ngạch bán trang bị quân sự của Mỹ cho Ấn Độ đã từ con số không năm 2008 tăng lên tới khoảng 8 tỷ USD – mặc dù trong cuộc đấu thầu máy bay chiến đấu được chú ý đặc biệt, Ấn Độ đã lựa chọn máy bay chiến đấu do Pháp chế tạo.

Andrew Shapiro cho biết, một kế hoạch bán vũ khí quan trọng do Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phụ trách đang giành được tiến triển quan trọng, sẽ “tiến một bước lớn chưa từng có trong việc tăng cường bán vũ khí”. Nhưng, Shapiro không tiết lộ chi tiết vụ mua bán này.

Các nhà chế tạo vũ khí Mỹ, trong đó có hãng Lockheed Martin, hãng Boeing và hãng Raytheon đều rất mong muốn bán sản phẩm của họ cho Ấn Độ, nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, đặc biệt là trong tình hình chi tiêu quân sự của Mỹ đang liên tục giảm xuống.

Ấn Độ mua 22 máy bay trực thăng vũ trang AH-64 Apache của Mỹ
Ấn Độ mua 22 máy bay trực thăng vũ trang AH-64 Apache của Mỹ

Ấn Độ có kế hoạch trong 5 năm tới bỏ ra khoảng 100 tỷ USD, tiến hành nâng cấp, thay thế đổi mới đối với vũ khí trang bị chủ yếu của thời kỳ Liên Xô. Tháng 4/2011, hãng Lockheed Martin và Boeing đã bị loại trong cuộc tranh thầu máy bay chiến đấu của Ấn Độ.

Andrew Shapiro, người sắp rời khỏi Bộ Ngoại giao nói rằng, ông được biết, đàm phán giữa Ấn Độ và Công ty Dassault Pháp bị trì hoãn. Ấn Độ có kế hoạch chi 15 tỷ USD mua 126 máy bay chiến đấu Rafale.

Nhưng, ông nói, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa nhận được thông tin về kế hoạch tái khởi động cuộc đấu thầu này hoặc một cuộc đấu thầu mua máy bay chiến đấu khác của Hải quân Ấn Độ.

Shapiro cho hay, Bộ Ngoại giao Mỹ biết được, Trung Đông và châu Á luôn có nhu cầu đối với vũ khí của Mỹ, nhưng các công ty Mỹ đang đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt với các nhà chế tạo vũ khí châu Âu, trong khi đó các nhà chế tạo vũ khí châu Âu cũng đang đối mặt với tình hình bất lợi là nhu cầu thị trường nội bộ khu vực giảm xuống.

Máy bay vận tải chiến thuật C-130J Super Hercules của Ấn Độ, mua của Mỹ
Máy bay vận tải chiến thuật C-130J Super Hercules của Ấn Độ, mua của Mỹ
Đông Bình