Mỹ công bố top 100 doanh nghiệp quân sự mạnh nhất thế giới

25/07/2013 13:38
Việt Dũng
(GDVN) - "Thu nhập quốc phòng giảm đi, nhưng tổng thu nhập vẫn tăng 3%, riêng thu nhập quốc phòng của các công ty Nga tăng mạnh...".
Cổng nhà máy Skunk Works của hãng Lockheed Martin ở thành phố Palmdale, bang California
Cổng nhà máy Skunk Works của hãng Lockheed Martin ở thành phố Palmdale, bang California

Ngày 22 tháng 7, trang mạng Tin tức Quốc phòng Mỹ đưa tin, chi tiêu quốc phòng của Mỹ và rất nhiều nước châu Âu giảm xuống tuy không phải mang tính thảm họa, nhưng người ta có thể cảm thấy ảnh hưởng của điều đó khi nhìn vào danh sách top 100 doanh nghiệp năm 2013.

Năm 2013, tổng thu nhập quốc phòng của 100 công ty đã giảm hơn 13 tỷ USD so với năm 2012, giảm 3% trong tình hình chưa tính tới nhân tố lạm phát. Danh sách top 100 năm 2013 đánh dấu thu nhập quốc phòng của 100 công ty mạnh đã liên tục giảm xuống trong 2 năm, thu nhập năm 2011 giảm 1% so với năm 2010.

Đối với đại đa số các nhà phân tích, điều này không hề ngạc nhiên, bởi vì năm 2012 Bộ Quốc phòng Mỹ đã cắt giảm kinh phí, một số nước châu Âu cũng đối mặt với sức ép kinh tế. Nhưng, mặc dù thu nhập quốc phòng giảm xuống, tổng thu nhập của 100 công ty mạnh lại tăng 3%.

Tổng thu nhập tăng lên và thu nhập quốc phòng giảm xuống cho thấy sự quan tâm của công ty quốc phòng đối với quốc phòng đang ngày càng giảm. 5 năm trước, 100 công ty mạnh có 38% tổng thu nhập đến từ quốc phòng, còn con số này năm 2012 chỉ là 28%, tỷ lệ giảm xuống này rõ ràng rất lớn.

Công ty Lockheed Martin tiếp tục đứng đầu trong danh sách xếp hạng. Trong top 10 công ty mạnh nhất, chỉ có 2 sự thay đổi, Công ty Raytheon (xếp thứ tư) đã được nâng lên một bậc, còn Công ty United Technologies đã vươn lên xếp thứ 9.

Máy bay chiến đấu F-35 của hãng Lockheed Martin
Máy bay chiến đấu F-35 của hãng Lockheed Martin

Trong top 10 có 7 công ty giảm thu nhập quốc phòng. So với năm 2012, tổng thu nhập quốc phòng của top 100 giảm 3%. Nhưng, nếu tất cả công ty trong danh sách top 100 đều ở trong danh sách top 100 năm 2012, thu nhập quốc phòng giảm xuống chỉ có 2%.

Mặc dù sự suy thoái của kinh tế quốc phòng làm cho rất nhiều khu vực bị tác động, nhưng các công ty quốc phòng Nga lại tăng trưởng đáng kinh ngạc, Công ty Almaz Antei (thứ 14) vươn lên vị trí 11, trở thành một thành viên trong 5 doanh nghiệp quốc phòng lớn của châu Âu, thu nhập quốc phòng của họ đã tăng 62%.

Thu nhập quốc phòng của Công ty trực thăng Nga (thứ 24) đã tăng 32%, thu nhập quốc phòng của Công ty chế tạo động cơ liên hợp (thứ 49) tăng 49%, thu nhập quốc phòng của RTI (thứ 80) tăng 12%.

Hoàn toàn không phải công ty nào của Nga cũng tăng trưởng: Thu nhập quốc phòng của Công ty Sukhoi (thứ 43), Công ty Irkut (thứ 62) và Công ty MiG (thứ 93) đều giảm xuống. Nhưng sự tăng trưởng khổng lồ thu nhập quốc phòng của rất nhiều công ty Nga có ảnh hưởng tương đối lớn đối với thu nhập quốc phòng tổng thể của top 100 công ty.

Mức giảm thu nhập quốc phòng của các công ty không phải của Nga trong top 100 là trên 3%, tức là, là công ty quốc phòng của Nga, đặc biệt là 4 công ty quốc phòng có mức tăng tương đối lớn của Nga, đưa kết quả chung - thu nhập quốc phòng trong toàn bộ danh sách giảm xuống - tăng lên 1%.

Máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++ Su-35 của hãng Sukhoi Nga
Máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++ Su-35 của hãng Sukhoi Nga

Nếu bỏ qua các công ty Nga, thu nhập quốc phòng của các công ty không phải của Mỹ trong top 100 đã giảm 5%, nếu có các công ty Nga, thì giảm gần 2%.

So với năm 2011, rất nhiều công ty quốc phòng châu Âu giảm thu nhập quốc phòng bị tác động mạnh mẽ bởi đồng USD năm 2012. Thu nhập quốc phòng của nhà chế tạo tên lửa châu Âu MBDA thuộc sở hữu của liên doanh giữa Tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Âu (EADS) với Công ty BAE Systems và Công ty Finmeccanica là 3,86 tỷ USD, nếu xếp thứ tự độc lập trong danh sách thì nó đứng thứ 23.

Thu nhập quốc phòng của các công ty quốc phòng Nga tăng trưởng, ở mức độ rất lớn là do xuất khẩu vũ khí tăng mạnh, năm 2012 đạt kỷ lục 14 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2011. Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ, từ năm 2005 xuất khẩu vũ khí tăng trưởng gấp đôi.

Sự tăng trưởng này đúng vào lúc Chính phủ Nga ra sức thúc đẩy xuất khẩu vũ khí, bao gồm Nga quay trở lại với Triển lãm hàng không Paris năm 2013. Ấn Độ và Trung Quốc - hai khách hàng quốc phòng lớn nhất của Nga - nhanh chóng thúc đẩy tăng trưởng chi tiêu quốc phòng, giúp các công ty Nga thực hiện tăng trưởng thu nhập quốc phòng.

Nga còn thông qua kế hoạch mua sắm trang bị quân sự 641 tỷ USD giai đoạn 2011-2020, làm cho chi tiêu quốc phòng của Nga tăng lên, có lợi cho kích thích tăng trưởng lĩnh vực quốc phòng, đây có thể là tăng trưởng lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Tàu ngầm diesel lớp Kilo do Nga chế tạo
Tàu ngầm diesel lớp Kilo do Nga chế tạo
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook

Tra cứu điểm thi ĐH - CĐ tại đây: http://diemthi.giaoduc.net.vn/Home.mvc/Index
Việt Dũng