Mỹ đang phát động chiến tranh ủy nhiệm đối với Nga, châu Âu gặp tai họa?

11/02/2015 09:50
Việt Dũng
(GDVN) - Theo bài báo, việc trừng phạt Nga và dẫn tới chiến tranh ở Ukraine chỉ đem lại tai họa cho châu Âu, trong khi Mỹ được "một mũi tên trúng 2 đích".
Thủ tướng Đức Angela Merkel thăm Mỹ bàn về vấn đề Ukraine
Thủ tướng Đức Angela Merkel thăm Mỹ bàn về vấn đề Ukraine

Tờ "Bình luận Frankfurt" Đức ngày 9 tháng 2 đưa tin, "hai đối tác xuyên Đại Tây Dương giống như 2 ngôi sao", Mỹ cho rằng, châu Âu "quá mềm yếu", Chính phủ Mỹ cũng luôn giữ khoảng cách với cách làm của châu Âu.

Tờ tuần san "Tiêu điểm" Đức ngày 9 tháng 2 chỉ ra, người Mỹ chán với việc người châu Âu vẫn đang nghe "lời nói vô ích của Moscow", hành động ngoại giao của bà Angela Merkel (Thủ tướng Đức) đã động chạm đến dây thần kinh phẫn nộ của người Mỹ, bởi vì người Mỹ không tin là, ông Vladimir Putin (Tổng thống Nga) có thể đạt được thỏa thuận trong tình hình không có sức ép to lớn, nội bộ NATO cũng rõ ràng ngày càng lạnh lẽo.

"Mỹ hầu như đang phát động một cuộc chiến tranh ủy nhiệm đối với Nga" - tờ "Tin tức kinh tế" Đức ngày 9 tháng 2 bình luận như vậy và cho rằng, bà Angela Merkel muốn ngăn chặn chiến tranh, đây chính là mục đích thăm Mỹ của bà. Một cuộc chiến tranh lớn sẽ là thảm họa đối với châu Âu, các cuộc điều tra cho thấy, có 49% người Đức lo sợ dẫn đến chiến tranh châu Âu. Điều này đã hình thành sự tương phản với việc các nhân vật chính quyền, quân đội Mỹ và thành viên Đảng Cộng hòa đều phê phán ông Barack Obama (Tổng thống Mỹ) hiện nay "làm không đủ" ở Ukraine.

Giáo sư Triệu Vĩnh Thăng, Học viện kinh tế, Đại học Paris ngày 9 tháng 2 cho rằng, ý nghĩa của Ukraine đối với châu Âu và Mỹ khác nhau. Ukraine dù sao cũng là một phần của châu Âu, đồng thời còn mạnh mẽ yêu cầu gia nhập EU. Vì vậy, đối với người châu Âu, sự ổn định và hòa bình của Ukraine rất quan trọng.

Thủ tướng Đức Angela Merkel thăm Mỹ bàn về vấn đề Ukraine
Thủ tướng Đức Angela Merkel thăm Mỹ bàn về vấn đề Ukraine

Hơn nữa, Nga lại là nơi cung cấp năng lượng của châu Âu, là nơi xuất khẩu sản phẩm của các nước như Pháp, Đức. Còn đối với Mỹ, mặc dù Liên Xô sớm đã tan rã, nhưng việc Mỹ-Nga tranh bá thực sự chưa từng chấm dứt, đặc biệt trong bối cảnh ông Putin tăng cường ưu thế hiện diện quân sự.

Vì vậy, ngoài cung cấp vũ khí vũ khí quy mô lớn cho quân chính phủ Ukraine sẽ thu được lợi nhuận kếch sù, trong lòng người Mỹ thực sự cũng hy vọng có thể dựa vào Ukraine để: một mặt gia tăng kiềm chế đối với Nga, mặt khác có thể gia tăng kiềm chế đối với EU, tiến tới đẩy tới vũng bùn, kiềm chế có hiệu quả sức cạnh tranh kinh tế của EU. Đây là một mũi tên trúng hai đích.

Hãng tin Reuters ngày 9 tháng 2 cho rằng, bà Angela Merkel 60 tuổi chủ động gánh trách nhiệm cho hoạt động ngoại giao vất vả này hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, bà trưởng thành từ Đông Đức - đằng sau bức màn sắt, biết nói tiếng Nga.

Đối với vấn đề này, nhà nghiên cứu Ngô Ân Viễn, Viện Nga-Đông Âu-Trung Á, Viện khoa học xã hội Trung Quốc ngày 9 tháng 2 cho rằng, khi Đức thống nhất trước đây, Liên Xô đã đóng vai trò rất lớn, Đức không muốn kích động mâu thuẫn với Nga, hơn nữa quan hệ cá nhân giữa bà Merkel và ông Putin tương đối tốt, không chỉ bà Merkel biết nói tiếng Nga, ông Putin từng làm việc tại Đức, cũng biết nói tiếng Đức, không loại trừ có những nhân tố đặc biệt này.

Tuy nhiên, chủ yếu nhất vẫn là quan hệ thương mại giữa châu Âu và Nga mật thiết, người chịu tổn thất từ việc trừng phạt đối với Nga là châu Âu. Hơn nữa, cuộc xung đột Nga-Ukraine càng diễn càng lớn, sự ổn định của khu vực châu Âu bị tổn thất nặng nhất, trong khi đó Mỹ hoàn toàn không bị ảnh hưởng trực tiếp. Ngô Ân Viễn cho rằng, tình hình hiện nay và phần nào giống với khi Mỹ muốn tấn công Iraq.

Thủ tướng Đức Angela Merkel thăm Mỹ bàn về vấn đề Ukraine
Thủ tướng Đức Angela Merkel thăm Mỹ bàn về vấn đề Ukraine
Việt Dũng