Mỹ, đồng minh và đối tác không khoanh tay đứng nhìn với Trung Quốc

22/07/2014 09:32
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc ra sức phát triển hải quân nhưng Mỹ không ngại, nhưng lo ngại về tên lửa DF-21D, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á đang hành động đáp trả TQ.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R Ford Mỹ
Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R Ford Mỹ

Mạng tuần san "Thời đại" Mỹ ngày 17 tháng 7 có bài viết cho rằng, rất ít có gì có thể khiến người ta kính nể hơn tàu sân bay của Mỹ - tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp 100.000 tấn, từ đường mớn nước trở lên cao như tòa nhà 20 tầng, đồng thời có thể trang bị gần 70 máy bay quân sự - có thể thực hiện mệnh lệnh quốc gia bất cứ lúc nào. Một chiếc tàu sân bay như vậy có thể giúp cho đồng minh yên tâm, đồng thời lại có thể ngăn chặn những kẻ gây rối trên toàn cầu.

Hơn nửa thế kỷ qua, những tàu sân bay này và thủy thủ trên tàu có thể tuần tra tự do trên biển. Hải quân Mỹ rõ ràng cho rằng trong tương lai họ cũng có thể như vậy: Hải quân Mỹ đang chế tạo 2 tàu sân bay mới, mỗi chiếc chi gần 15 tỷ USD. Tướng lĩnh hải quân thường gọi 1 chiếc tàu sân bay là "lãnh thổ chủ quyền Mỹ 4,5 mẫu Anh".

Nhưng, tính chất "(kẻ địch) không thể chiến thắng" của những vũ khí tác chiến mạnh mẽ này có lẽ đang yếu đi, ít nhất là ở vùng biển Thái Bình Dương, nơi tiếp giáp Trung Quốc.

Từ năm 2010 đến nay, Bắc Kinh đã triển khai một loại tên lửa đạn đạo mặt đất mới tên là Đông Phong-21D, loại tên lửa này có thể sẽ làm thay đổi thế cân bằng quyền lực ở một khu vực bất ổn và quan trọng trên thế giới. Loại tên lửa có thể phóng trên xe tải này có thể bay khoảng 1.000 dặm Anh (khoảng 1.609 km) trên biển, đồng thời ngắm và bắn trúng tàu trong thời điểm bay cuối cùng.

Cụm tấn công tàu sân bay Mỹ
Cụm tấn công tàu sân bay Mỹ

Nếu sĩ quan chỉ huy quân sự Trung Quốc muốn tấn công thành công, thậm chí bắn chìm một mục tiêu, điều này sẽ có nghĩa là, bá quyền ở vùng biển quốc tế của Mỹ rõ ràng thất bại.

Nếu có thể giành được hiệu quả như vậy, loại vũ khí này sẽ buộc tàu sân bay Mỹ phải cách xa Trung Quốc hơn, làm suy yếu sức chiến đấu của máy bay quân sự trên tàu sân bay và bảo hộ an ninh do Mỹ cung cấp - sự phát triển kinh tế và ổn định tương đối của Đông Á phải được thực hiện dưới loại bảo hộ này.

Loại mối đe dọa này đồng thời xuất hiện cùng với "tranh chấp" một loạt hòn đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và Nhật Bản đều đưa ra chủ trương chủ quyền đối với những hòn đảo nào.

Trước khi tên lửa Đông Phong-21D xuất hiện, Mỹ có thể nhanh chóng điều 1 - 2 tàu sân bay đến khu vực này, ngăn chặn có hiệu quả hành động quân sự của Trung Quốc.

Việc bàn bạc của Mỹ về tên lửa Đông Phong là bí mật và gay gắt. Không có các bức ảnh công khai về tên lửa này. Vài chục quan chức Mỹ và Trung Quốc đều từ chối thảo luận về vũ khí này, cho biết chủ đề này quá nhạy cảm.

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert trả lời tuần san "Thời đại" cho rằng, Hải quân Mỹ đã bỏ ra thời gian vài năm để nỗ lực nghiên cứu cách thức chiến thắng tên lửa Đông Phong-21D.

Ông nói: "Đây là một loại vũ khí rất tốt do họ nghiên cứu chế tạo", nhưng bất cứ sự vật nào đều có khuyết điểm. Ông Greenert nói: "Chúng ta sẽ không ngồi nhìn... khu vực mà tên lửa đạn đạo có khả năng rơi xuống như mưa".

Tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D (DF-21D) Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D (DF-21D) Trung Quốc

Chỉ về điểm này có nghĩa là Mỹ thay đổi tư thế ở Thái Bình Dương. Nhưng, hiện nay, sĩ quan Hải quân Mỹ cho rằng, tình hình triển khai tàu sân bay vẫn chưa có gì thay đổi.

Từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, Quân đội Mỹ coi khu vực Tây Thái Bình Dương là lãnh địa riêng của mình. Tàu chiến Mỹ thường xuyên đi lại ở vùng biển cách các nước như Trung Quốc trong vòng 3 dặm Anh, còn Trung Quốc lại bất lực đối với điều này - trong rất nhiều trường hợp, Trung Quốc thậm chí đều không biết rõ về điều này.

Nhưng, vài chục năm gần đây, tình hình đã thay đổi, cùng với sự phát triển của vệ tinh, radar tầm xa và các thủ đoạn do thám khác, Bắc Kinh đã biết rõ Hải quân Mỹ luôn đi lại ở khu vực cách không xa đường bờ biển của họ.

Do bị Mỹ, Nhật Bản và phương Tây thống trị, bao vây trong thời gian dài, Trung Quốc ngầm quyết tâm làm thay đổi trò chơi này. Trung Quốc đang không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân. Còn Hải quân Mỹ cho rằng, những tàu chiến cỡ lớn này không tạo ra mối đe dọa cho họ. Nhưng, các cuộc tấn công hỏa lực từ tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D lại là một loại thách thức khác.

Máy bay không người lái X-47B hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ
Máy bay không người lái X-47B hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ

Có người dự đoán, Trung Quốc - nước tự nhận mình là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ làm cho Mỹ thất sắc một cách ngán ngẩm vào năm 2017 - Trung Quốc luôn ra sức đầu tư xây dựng quân sự, hiện nay chi tiêu mỗi năm của Trung Quốc gần 200 tỷ USD.

Mặc dù điều này chưa bằng 1/3 chi tiêu hàng năm của Lầu Năm Góc, nhưng Mỹ gánh vác nghĩa vụ quân sự trên phạm vi toàn thế giới, còn Trung Quốc lại tập trung mối quan tâm quân sự vào khu vực Tây Thái Bình Dương.

Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, sự "phiền phức" của Trung Quốc đến từ các nước láng giềng của họ. Trong mấy năm gần đây, Bắc Kinh không ngừng đưa ra yêu sách lãnh thổ (phi pháp) đối với một loạt đảo đá ở Biển Đông và ở biển Hoa Đông.

Để đáp trả Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam đều đã tăng cường sức mạnh quân sự. Vào năm 2011, Philippines tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng, đồng thời vào tháng 4 năm 2014 đã ký với Mỹ thỏa thuận dài tới 10 năm, cho phép nhiều lực lượng Mỹ hơn đóng trên lãnh thổ của họ.

Ngày 1 tháng 7, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố, muốn giải thích lại Hiến pháp hòa bình để cho phép quân đội của họ có thể tiến hành cứu viện khi đồng minh bị tấn công.

Tàu ngầm diesel-điện Tp.Hồ Chí Minh lớp Kilo của Hải quân Việt Nam (ảnh minh họa)
Tàu ngầm diesel-điện Tp.Hồ Chí Minh lớp Kilo của Hải quân Việt Nam (ảnh minh họa)

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, thượng tướng Harry Harris tháng 4 cho biết: "Tôi cảm thấy lo ngại về tăng trưởng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, họ thiếu minh bạch, hơn nữa phương thức hành vi ở khu vực này ngày càng cứng rắn".

Đông Bình