Mỹ dùng tàu ngầm tăng cường khả năng răn đe ở Biển Đông

17/09/2012 07:00
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã )
(GDVN) - Những tàu ngầm hoạt động bí mật ở đáy biển Đông sẽ tạo khả năng răn đe rất lớn, khiến nước lớn hải quân cũng phải đau đầu trước khi hành động...
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Mỹ lặng lẽ ra vào biển Đông với tần suất ngày càng lớn
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Mỹ lặng lẽ ra vào biển Đông với tần suất ngày càng lớn

Ngày 16/9, Tân Hoa xã dẫn bài viết từ trang mạng báo “Hoa Nam buổi sáng” Hồng Kông của tác giả Gregg Torode.

Bài viết cho rằng, cùng với việc tàu ngầm tấn công USS Hawaii lớp Virginia và tàu tiếp tế hậu cần Emory S.Land bỏ neo cùng nhau, tàu ngầm này đã trở thành tàu ngầm hạt nhân thứ ba của quân Mỹ thăm vịnh Subic của Philippinese kể từ tháng 5/2012.

Dấu hiệu mới nhất này cho thấy, trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy, Mỹ ngày càng mở rộng sự hiện diện quân sự ở Đông Á.

Mặc dù hoạt động dồn dập của tàu chiến mặt nước (tàu nổi) trở thành tiêu điểm của dư luận, nhưng tàu ngầm, loại tàu chiến có rất ít người nhìn thấy được, đang thực hiện một số nhiệm vụ bí mật nhất.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Hawaii có căn cứ là Trân Châu Cảng. Quan chức Mỹ cho biết, tàu ngầm này lần này đến vịnh Subic là một hoạt động nghỉ ngơi thường lệ.

Không ai biết nó thực hiện nhiệm vụ nào ở các vùng biển Đông Á, nhưng một điểm quan trọng có lẽ ở chỗ, đối với Mỹ, vịnh Subic là cảng của quân đội bạn có khoảng cách gần nhất so với căn cứ tàu ngầm cực nam của Hải quân Trung Quốc (căn cứ tàu ngầm Tam Á).

Một đặc phái viên của Trung Quốc cho biết: “Khi chúng tôi thấy Mỹ dựa vào tàu ngầm tái khẳng định sự hiện diện ở vịnh Subic, tôi lo ngại Washington đã bắt đầu bắt tay “chuyển hướng”. Chuyển hướng không chỉ là nói và nói, mà là có hành động”.

Sát thủ dưới đáy đại dương
Sát thủ dưới đáy đại dương

Tàu ngầm Mỹ lấy các căn cứ ở Guam, Nhật Bản và Hawaii làm trung tâm, mở rộng sự hiện diện ở khu vực này. Điều này đương nhiên chỉ là một phần của toàn cục.

"Indonesia và Nhật Bản sẽ mở rộng hạm đội hải quân trong 10 năm tới, cường quốc quân sự truyền thống Việt Nam sẽ tiếp nhận chiếc tàu ngầm lớp Kilo tiên tiến đầu tiên trong số 6 chiếc mua của Nga vào cuối năm nay".- Tân Hoa xã tuyên truyền.

Đồng minh có ký kết hiệp ước của Mỹ là Thái Lan, thậm chí cả Philippines, một nước nhỏ yếu trên biển, đều đang xem xét mua chiếc tàu ngầm đầu tiên.

Nhưng, học giả Mỹ Andrew Ericson và Geb Collins gần đây đã đưa ra đánh giá việc triển khai gần đây của Hải quân Trung Quốc, cho rằng, mặc dù sở hữu các tàu ngầm động cơ hạt nhân và diesel hiện đại (dự kiến sẽ có 46 chiếc vào cuối năm nay), Trung Quốc vẫn phải nâng cao về khả năng tác chiến chống tàu ngầm.

Họ cho rằng, trọng điểm ưu tiên của Trung Quốc tập trung ở biển gần, khả năng điều động lực lượng ở biển xa rất hạn chế. Họ nói rằng: “Hải quân Trung Quốc hoàn toàn không có kế hoạch nhanh chóng vượt khỏi Thái Bình Dương để đe dọa Mỹ như Liên Xô trước đây”.

“Tàu ngầm hạt nhân hiện có của nước này có tiếng ồn tương đối lớn, nhưng tàu ngầm phiên bản cải tiến trong tương lai có thể sẽ tốt hơn một chút”.

Biên đội tàu ngầm Trung Quốc
Biên đội tàu ngầm Trung Quốc

Nhà phân tích vấn đề Quân đội Trung Quốc ở London, chuyên gia Gary Lee cho rằng, sự phát triển khả năng tác chiến chống tàu ngầm (săn ngầm) của Hải quân Trung Quốc không thể theo kịp sự bành trướng và tốc độ hiện đại hóa trên các lĩnh vực khác của hải quân, trước khi tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng, Trung Quốc rõ ràng vẫn còn “không gian nâng cấp” tương đối lớn.

Muốn hiểu được tầm quan trọng của tác chiến chống tàu ngầm, thì phải hiểu được vai trò của tàu ngầm.

Tàu ngầm tấn công tương đối nhỏ có thể đột phá tuyến bờ biển của nước khác, thực hiện các loại nhiệm vụ gián điệp/do thám.

Trong thời gian xung đột, một chiếc tàu ngầm tấn công không bị ai phát hiện, trang bị ngư lôi và tên lửa, có thể tạo ra mối đe dọa cho hạm đội hải quân cỡ lớn và đội tàu thương mại trên mặt biển.

Chính mối đe dọa này làm cho các nhà phân tích quân sự coi tàu ngầm là “vũ khí gia tăng sức mạnh”. Có được loại vũ khí bất đối xứng này, lực lượng hải quân nhỏ cũng có thể buộc hải quân mạnh phải suy xét thật kỹ trước khi hành động.

Còn có tàu ngầm lớn hơn nhiều, đó là tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, hiện chỉ có số ít hải quân sở hữu loại tàu ngầm này, nó là cốt lõi của chiến lược răn đe hạt nhân.

Tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga, Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc, chuẩn bị tiếp nhận chiếc đầu tiên và triển khai ở biển Đông
Tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga, Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc, chuẩn bị tiếp nhận chiếc đầu tiên và triển khai ở biển Đông

Ngoài việc tăng cường số lượng và chất lượng tàu ngầm triển khai ở Thái Bình Dương, quan chức Quân đội Mỹ còn có ý định triển khai hợp tác chặt chẽ hơn với các nước lớn sở hữu tàu ngầm (đồng minh) như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.

Trong các cuộc diễn tập giữa các nước Australia, Brunei, Indonesia, New Zealand, Singapore và Thái Lan, tác chiến chống tàu ngầm là một nội dung quan trọng.

Chính như một cựu thủy thủ tàu ngầm Mỹ đã giải thích, hoạt động tàu ngầm ở khu vực này đã đạt mức độ “chưa từng thấy trong mấy chục năm qua”.

Ông nói: “Ở đó sẽ tương đối chật chội”.

Khả năng xảy ra những va chạm dưới lòng đại dương tại khu vực sẽ ngày càng nhiều
Khả năng xảy ra những va chạm dưới lòng đại dương tại khu vực sẽ ngày càng nhiều
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã )