Mỹ dùng tiền của chính TQ chi viện Nhật Bản đối phó với Trung Quốc?

19/08/2013 07:39
Việt Dũng
(GDVN) - Đây là quan điểm của nhà nghiên cứu cấp cao Bari Fagin Mỹ, nhưng bản thân ông cũng cho là hoang đường và cho rằng Mỹ nên xem xét lại viện trợ quân sự.
Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của quân Mỹ triển khai ở sân bay Futenma, Nhật Bản.
Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của quân Mỹ triển khai ở sân bay Futenma, Nhật Bản.

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 8 có bài viết cho rằng, tình hình căng thẳng tài chính Mỹ buộc Quân đội Mỹ phải áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu như để cho nhân viên nghỉ ngơi không lương. Trong bối cảnh chi tiêu quân sự của Mỹ bị cắt giảm, có chuyên gia Mỹ chỉ ra, viện trợ quân sự cho đồng minh của Mỹ là một khoản chi không nhỏ, Mỹ cần điều chỉnh lại viện trợ quân sự đối với đồng minh.

Trong "Thông báo Springs, Colorado" của Mỹ, ngày 15 tháng 8, nhà nghiên cứu cấp cao Bari Fagin, "Viện nghiên cứu độc lập", Denver, Mỹ cho rằng, trước thực tế tài chính nghặt nghèo, Mỹ cần quy hoạch lại vấn đề viện trợ kinh phí quân sự cho đồng minh. Bài viết lấy "đồng minh giàu có nhất" của Mỹ là Nhật Bản làm ví dụ, cho rằng, Mỹ nếu kết thúc viện trợ quân sự cho Nhật Bản, thì có thể tiết kiệm 150 tỷ USD.

Bari Fagin cho rằng, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đồng minh Mỹ-Nhật dùng để đối phó với thế lực không ngừng của Liên Xô ở châu Á. Hiện nay, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng minh Mỹ-Nhật càng trở thành phòng tuyến thứ nhất chống lại Trung Quốc của Mỹ ở châu Á.

Nhưng, đến nay, Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế thế giới, chi tiêu quân sự của Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, chỉ chiếm 1% GDP. Ông cho rằng, Mỹ nếu tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Nhật Bản, ý nghĩa đã không lớn.

Tàu sân bay trực thăng Izumo do Nhật Bản tự chế tạo
Tàu sân bay trực thăng Izumo do Nhật Bản tự chế tạo

Theo nhận định được Thời báo Hoàn Cầu đăng tải, Trung Quốc là chủ nợ trái phiếu chính phủ lớn nhất của Mỹ, giữ trên 1.000 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ. Nếu Mỹ-Nhật giải thích về Hiệp ước an ninh đáng tin cậy, thì Mỹ chính là đang dùng tiền mượn của Trung Quốc để chi viện cho Nhật Bản để Nhật Bản bảo vệ mình, chống lại Trung Quốc.

Nhưng, đến bản thân Bari Fagin cũng cho biết, logic này rất hoang đường. Ông cho rằng, Nhật Bản đã là một cường quốc kinh tế, sẽ bảo đảm an ninh của mình, hơn nữa những nước lo ngại vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hoàn toàn không chỉ có Mỹ.

Bari Fagin đặc biệt chỉ ra, do khó khăn tài chính nghiêm trọng hiện nay, Mỹ cần tiến hành đánh giá lại đối với từng đồng minh quân sự, qua đó tiến hành quy hoạch và điều chỉnh lại về kinh phí viện trợ.

Nhật Bản có công nghệ tàu ngầm thông thường tiên tiến bậc nhất thế giới. Trong hình là tàu ngầm Zuiryū lớp Soryu của Nhật Bản được biên chế vào ngày 6 tháng 3 năm 2013.
Nhật Bản có công nghệ tàu ngầm thông thường tiên tiến bậc nhất thế giới. Trong hình là tàu ngầm Zuiryū lớp Soryu của Nhật Bản được biên chế vào ngày 6 tháng 3 năm 2013.
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Việt Dũng