Lục quân Mỹ dồn dập tập trận tìm cách quay trở lại châu Á

Mỹ kiểm soát được đất liền Philippines mới kiểm soát được Biển Đông

14/11/2014 07:00
Đông Bình
(GDVN) - Lục quân Mỹ muốn triển khai ở toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương phục vụ cho chiến lược mới của Mỹ cũng như khả năng xảy ra xung đột, chiến tranh tương lai
Quân đội Mỹ tại Afghanistan (ảnh tư liệu)
Quân đội Mỹ tại Afghanistan (ảnh tư liệu)

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 11 tháng 11 có bài bình luận dẫn từ báo Mỹ cho biết, tranh chấp lãnh thổ liên quan đến một số đảo xung quanh Nhật Bản liên tiếp xảy ra, gây cảm giác khả năng xảy ra xung đột khu vực ngày càng tăng lên.

Liên kết với Nhật Bản để duy trì mức độ tham gia

Tờ "Washington Post" Mỹ ngày 8 tháng 11 cho rằng, vào một ngày mùa thu gần đây, tuyết rơi trên núi ở một doanh trại tại hòn đảo Hokkaido, miền bắc Nhật Bản. Binh sĩ hai nước Mỹ-Nhật đang bàn cách tiến hành hợp tác trong tình hình trang bị khác nhau, sức chiến đấu khác nhau và ngôn ngữ khác nhau.

Cuộc diễn tập quân sự "Lá chắn phương Đông" lần này kết thúc vào thứ Sáu, được tổ chức tở một căn cứ quân Nhật.

Lúc này đúng vào thời điểm quân đội hai nước có sự chuyển đổi to lớn: Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện chuẩn bị phát huy vài trò lớn hơn ở khu vực này và mở động sức chiến đấu của họ.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe luôn chủ trương tiến hành giải thích lại đối với Hiến pháp Hòa bình của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhằm để cho quân đội nước này có không gian hành động lớn hơn, trong đó bao gồm chi viện cho đồng minh chủ yếu Mỹ.

Ông Shinzo Abe cho rằng, đây là bước đi đầu tiên hướng tới mục tiêu Nhật Bản cuối cùng thoát khỏi ảnh hưởng thời chiến, trở thành quốc gia "bình thường" hơn.

Binh sĩ Lục quân Mỹ
Binh sĩ Lục quân Mỹ

Đồng thời, Quân đội Mỹ đang "chuyển hướng" châu Á, vì vậy Lục quân Mỹ sẽ tìm mọi cách duy trì mức độ tham gia. Bởi vì ở khu vực rộng lớn châu Á, chiến đấu trong tương lai đều sẽ triển khai ở trên không hoặc trên biển. Ngoài ra, trong thời đại hiện nay, người dân cũng ngày càng phản cảm đối với việc điều động lực lượng mặt đất.

Patrick Cronin, Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) cho rằng: "Mỹ hiện nay không biết làm thế nào trong vấn đề ứng xử với lục quân nước này. Hiện nay, sự quan tâm của mọi người đều là không chiến, hải chiến và chiến tranh mạng, Lục quân còn có thể phát huy vai trò gì?".

Vấn đề lịch sử hạn chế đóng quân

Quy mô lục quân Mỹ lên tới 570.000 quân trong thời kỳ chiến tranh Iraq và Afghanistan quyết liệt nhất. Lầu Năm Góc đã tuyên bố cắt giảm quy mô Lục quân tới 450.000 người. Hiện nay Lục quân Mỹ đóng quân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chỉ có 23.000 quân, trong đó hơn 20.000 quân đều đóng ở Hàn Quốc nhằm đề phòng mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên.

Hiệp hội Lục quân Mỹ tháng trước đã tổ chức hội nghị ở Washington. Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo quân sự chủ trương triển khai Quân đội Mỹ trên toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm cung cấp huấn luyện và cố vấn cho đồng minh. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng cho biết, nhiệm vụ mới của Lục quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là: làm một lực lượng phòng thủ duyên hải.

Binh sĩ Mỹ
Binh sĩ Mỹ

Chuyên gia vấn đề châu Á Scott Harold của Công ty nghiên cứu RAND cho rằng: "Phương án chính sách đối ngoại quan trọng nhất của chính quyền Obama chính là thúc đẩy thực hiện tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương. Bối cảnh chính sách của họ là, Mỹ thúc đẩy thực hiện chính sách thắt chặt và giảm chi tiêu tự động, ngân sách quốc phòng đã bị cắt giảm hàng tỷ USD. Vì vậy, muốn cứu vãn kế hoạch này, phải thúc đẩy liên quan tới 'tái cân bằng'".

Ngoài ra, ở mức độ nhất định, thách thức của Lục quân Mỹ ở khu vực này hoàn toàn là do lịch sử gây ra.

Tướng Douglas MacArthur từng phụ trách tiến hành chiếm lĩnh đối với Nhật Bản sau Chiến tranh, sau đó còn làm Tư lệnh Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên. Ông từng bày tỏ phản đối tiến hành chiến tranh mặt đất ở châu Á.

Năm 2011, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates khi đó đã nhắc lại quan điểm này khi phát biểu trước các học viên của Trường quân sự West Point.

Cựu chuyên gia vấn đề Nhật Bản Paul Jarrah của Lầu Năm Góc gần đây đã nói trong thời gian thăm Tokyo rằng: "Lục quân Mỹ đóng ở Nhật Bản hiện nay đã xuất hiện khủng hoảng lòng tin. Nhiệm vụ trước đây của họ chính là tiến hành xâm chiếm và chiếm lĩnh cùng với tham gia tác chiến từ Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên. Sau khi rút khỏi Việt Nam, Lục quân Mỹ đã bỏ lại châu Á ở phía sau, chỉ để lại một số người ở Hàn Quốc, Lục quân sau đó không xem xét tới khu vực Đông Á. Hiện nay họ không biết tiến hành tính toán thế nào đối với châu Á".

Binh sĩ Mỹ rút khỏi Iraq (ảnh tư liệu)
Binh sĩ Mỹ rút khỏi Iraq (ảnh tư liệu)

Chức trách kiểm soát mặt đất quan trọng

Một số nhà phân tích cho rằng, các cuộc diễn tập như "Lá chắn phương Đông" nhằm để cho Lục quân Mỹ khôi phục vị thế quan trọng của họ ở khu vực chiến lược châu Á-Thái Bình Dương.

Diễn tập "Lá chắn phương Đông" là một cuộc diễn tập cuối cùng của đội chiến đấu lữ "Stryker" 2 của căn cứ liên hợp Lewis-McChord. Đội chiến đấu này trước đó đã tiến hành diễn tập ở Malaysia và Indonesia. Ba cuộc diễn tập là một phần thúc đẩy thực hiện kế hoạch "Tuyến đường Thái Bình Dương" của Lục quân Mỹ. Tư tưởng mới này nhằm giúp các đơn vị cơ động nhỏ tiến hành triển khai nhanh chóng ở toàn bộ khu vực này.

Quân đội Mỹ lần này có 700 quân tham gia diễn tập, trong đó khoảng 60% quân chưa từng tham gia triển khai. Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản lần này có khoảng 900 quân tham gia diễn tập.

Trọng điểm diễn tập là tác chiến liên hợp và nâng cao năng lực lập kế hoạch tác chiến, còn tăng cường kinh nghiệm tác chiến thực tế cho các tân binh. Trong 2 tuần diễn tập, khoa mục chính của hệ thống chỉ huy quân đội hai bên chính là tác chiến hiệp đồng.

Trên thực tế, Lục quân Mỹ cho rằng họ sẽ phát huy vai trò cực kỳ quan trọng ở châu Á. Thượng tá M. Nelson Green đến từ tập đoàn quân Thái Bình Dương Mỹ có trụ sở ở Hawaii nói: "Nhìn vào bản đồ, bạn sẽ nhìn thấy đại dương rộng lớn. Nhưng, loài người vẫn phải ở trên đất liền". Bà Green còn nhấn mạnh, dân số toàn thế giới có một nửa sống ở khu vực vành đai Thái Bình Dương.

Bà còn cho rằng: "Lục quân hoàn toàn không đơn độc ở đây. Chúng tôi chịu sự quản lý của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ. Chúng tôi đều có chức trách phải thực hiện".

Quân đội Mỹ chuyển hướng sang châu Á-Thái Bình Dương (ảnh minh họa)
Quân đội Mỹ chuyển hướng sang châu Á-Thái Bình Dương (ảnh minh họa)

Chuyên gia Paul Jarrah cũng cho rằng, mặc dù xung đột trong tương lai của khu vực này rất có khả năng triển khai tác chiến ở trên không và trên biển, nhưng tại khu vực này, Lục quân Mỹ vẫn sẽ thực hiện chức trách "quan trọng".

Chuyên gia Paul Jarrah nói: "Nhìn vào bản đồ và vùng biển này sẽ phát hiện, diện tích đất liền do đại dương bao quanh cũng rất lớn. Không kiểm soát được đất liền, hải quân và không quân sẽ không thể tác chiến. Nếu không kiểm soát khu vực đất liền lớn của Philippines, tôi không thể tưởng tượng làm thể nào để kiểm soát Biển Đông?".

Đông Bình