Mỹ nới lỏng bán vũ khí, Trung Quốc cũng đừng hy vọng

19/10/2013 07:10
Đông Bình
(GDVN) - Trong chính sách mới, việc xuất khẩu vũ khí cho các đồng minh của Mỹ sẽ dễ dàng hơn, các nước khác cũng có thể mua được vũ khí không phải mũi nhọn...
Máy bay tấn công không người lái X-47B của Mỹ
Máy bay tấn công không người lái X-47B của Mỹ

Trang mạng "The Stars and Stripes" Mỹ ngày 14 tháng 10 đưa tin, Mỹ sẽ chuyển phần lớn quyền phê duyệt xuất khẩu vũ khí từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Thương mại, trong khi đó tiêu chuẩn xét duyệt của Bộ Thương mại rộng mở hơn so với Bộ Ngoại giao.

Đối với vấn đề này, những người phê phán cho rằng, điều này sẽ phá hoại lệnh cấm vũ khí đối với những nước như Iran, những người ủng hộ lại cho rằng, sự kiểm soát đối với công nghệ nhạy cảm của Mỹ trái lại sẽ chặt chẽ hơn. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc e rằng rất khó được lợi từ đó.

Phần lớn quyền phê duyệt chuyển sang cho Bộ Thương mại

Tờ "The Stars and Stripes" cho biết, Mỹ đang nới lỏng hạn chế xuất khẩu quân sự, "hàng ngàn hàng vạn linh kiện máy bay quân dụng, chẳng hạn cánh quạt, bộ hãm tốc độ (phanh) và lốp xe rất có thể chỉ cần tiến hành đánh giá mức độ tối thiểu là được chuyển đến hầu như bất cứ nước nào trên thế giới, thậm chí sẽ xuất khẩu cho các nước bị Liên hợp quốc cấm vận vũ khí".

Hơn nữa, "các công ty Mỹ khi bán các máy bay quân dụng cho vài chục quốc gia, việc kiểm tra của họ cũng sẽ giảm nhiều".

Theo bài báo, trong hệ thống xét duyệt hiện hành, tất cả các nhà chế tạo trang bị quân sự và nhà xuất khẩu buộc phải tiến hành đăng ký ở Bộ Ngoại giao, đồng thời mỗi chương trình xuất khẩu đều phải được cho phép.

Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ kiểm tra cẩn thận mỗi thỏa thuận xuất khẩu có thể, để bảo đảm nước tiếp nhận hoàn toàn không có hành động gây thiệt hại cho nhân quyền, đồng thời đánh giá rủi ro bị các phần tử khủng bố và nhóm khả nghi khác gây ra trong quá trình vận chuyển.

Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 của Mỹ
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 của Mỹ

Trong hệ thống mới, quyền xét duyệt hàng vạn trang bị đều sẽ chuyển sang Bộ Thương mại, trong khi đó sự kiểm soát của Bộ Thương mại đối với xuất khẩu "linh hoạt" hơn. Theo bài báo, trong chính sách mới, máy bay trực thăng, máy bay vận tải quân dụng và những trang bị (theo truyền thống phải được phê chuẩn mới có thể xuất khẩu) khác, có thể nhận được giấy phép tự do xuất khẩu cho 36 chính phủ của đồng minh, gồm hầu hết các nước châu Âu, Argentina, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Bài viết cho biết, trước khi cho phép xuất khẩu, Bộ Thương mại Mỹ sẽ tiến hành đánh giá về nhân quyền nội bộ, nhưng đây chỉ là một sự trói buộc mang tính chính sách, trong khi đó, ở Bộ Ngoại giao, đây là yêu cầu pháp lý buộc phải làm.

Đương nhiên, tiêu chuẩn xét duyệt không chỉ liên quan đến nhân quyền. Ngay từ năm 1949, với sự đề nghị của Mỹ, đã xây dựng 17 "Ủy ban hoạch định thống nhất Paris" gồm 17 nước thành viên. Hội nghị đã đưa ra "danh sách an ninh quốc tế" cấm xuất khẩu cho các nước xã hội chủ nghĩ như Liên Xô.

Nhưng, vào thập niên 80 của thế kỷ trước, xuất phát từ yêu cầu đối phó với Liên Xô, Mỹ đã nới lỏng cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, khi đó, Trung Quốc đã nhập khẩu số lượng nhất định máy bay trực thăng Black Hawk. Năm 1994, Ủy ban hoạch định thống nhất Paris tuyên bố giải tán.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C do Mỹ chế tạo
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C do Mỹ chế tạo

Ngoài cấm vận vũ khí tập trung nhằm vào phe xã hội chủ nghĩa, Mỹ cũng lấy lý do khác tiến hành cấm vận vũ khí. Năm 1998, hai nước Ấn Độ và Pakistan đã bị Mỹ trừng phạt cấm vận vũ khí do tiến hành thử nghiệm hạt nhân, máy bay chiến đấu F-16 tuy Pakistan đã trả tiền nhưng vẫn bị giữ lại ở Mỹ, còn Ấn Độ cũng có rất nhiều chươnng trình quân sự bị trì hoãn.

Chuyển hướng chính sách gây tranh cãi

Đối với chính sách nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí của Mỹ, có rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo bài báo, lần này sự thay đổi từ Bộ Ngoại giao đến Bộ Thương mại là một thắng lợi to lớn đối với một số doanh nghiệp sản xuất vũ khí - trong một giai đoạn rất dài, họ luôn vận động nới lỏng kiểm soát xuất khẩu vũ khí của Mỹ, họ cho rằng kiểm soát quá chặt đã làm giảm thương mại với bên ngoài.

Trong khi đó, Quân đội Mỹ cũng ủng hộ nới lỏng kiểm soát, họ cho rằng, sự thay đổi này sẽ giúp cho việc xuất khẩu vũ khí cho đồng minh trở nên dễ dàng hơn. Cơ quan chính phủ cho rằng, "(trước đây) thời gian và nguồn lực bỏ ra để bảo vệ một bu lông/đinh ốc đặc biệt đã mất rất nhiều sức lực và tài chính, đã ảnh hưởng đến việc bảo vệ những chương trình nhạy cảm thực sự".

Bộ Thương mại thì cam kết, họ sẽ tăng cường mức độ quản lý, kiểm soát, ngăn chặn xuất khẩu hoặc vận chuyển bất hợp pháp cho các nước/đối tượng bị cấm.

Máy bay cảnh báo sớm E-2C do Mỹ chế tạo
Máy bay cảnh báo sớm E-2C do Mỹ chế tạo

Nhưng, những người phê phán cho rằng, giao dịch vũ khí không phải là giao dịch thông thường, quyết định này được thúc đẩy bởi lợi ích của những nhà chế tạo vũ khí (quốc phòng). Chính sách kiểm soát hiện nay hoàn toàn không gây trở ngại cho Mỹ chiếm vị thế chi phối trên thị trường xuất khẩu vũ khí: Năm 2011, Mỹ đã ký hợp đồng xuất khẩu vũ khí trị giá 66 tỷ USD, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch thị trường thế giới. Từ năm 2008 đến năm 2010, Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ đã phủ quyết 1% giấy phép xuất khẩu vũ khí.

Cựu quan chức Mỹ và những người ủng hộ của tổ chức nhân quyền cho rằng, điều này có thể sẽ kích thích rất lớn linh kiện. Quân dụng do Mỹ chế tạo chảy vào các khu vực xung đột trên thế giới, đồng thời sẽ làm cho việc trừng phạt, cấm vận vũ khí trở nên khó khăn hơn.

Một số nhà phê bình, trong đó có những người nỗ lực cho tăng cường lập pháp xuất khẩu vũ khí cho rằng, sự thay đổi này sẽ phá hoại những nỗ lực ngăn chặn Iran và các nước khác tiến hành buôn lậu vũ khí. "Bộ phanh có lẽ xem ra chẳng quan trọng gì, nhưng Iran đang tìm những linh kiện, phụ tùng này cho máy  bay chiến đấu phản lực cũ do Mỹ chế tạo của họ".

Trung Quốc rất khó được lợi

Tờ "The Stars and Stripes" cho rằng, trong hệ thống mới, linh kiện một số trang bị hiện có thể chuyển đến bất cứ nước nào trong tình hình xóa bỏ giấy phép, trong đó có Trung Quốc, Cuba, Iran, CHDCND Triều Tiên, Sudan hoặc Syria. Những linh kiện quân dụng khác mà ban đầu cấm vận chuyển tới các nước này cũng sẽ được nới lỏng hạn chế khi xuất khẩu.

Máy bay vận tải chiến thuật C-130 do Mỹ chế tạo
Máy bay vận tải chiến thuật C-130 do Mỹ chế tạo

Nhưng, có chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên cho rằng, những nới lỏng này sẽ không gây ảnh hưởng mang tính thực chất đối với Trung Quốc. Trong chính sách mới, một số trang bị quân sự quan trọng, chẳng hạn máy bay chiến đấu phản lực, máy bay không người lái hoặc những hệ thống, bộ kiện khác vẫn nằm trong sự giám sát, quản lý chặt chẽ hơn của Mỹ.

Theo tờ "The Stars and Stripes", việc xuất khẩu vệ tinh thương mại từng được chuyển cho Bộ Thương mại Mỹ phê chuẩn vào thập niên 90 của thế kỷ trước trong một thời gian ngắn, nhưng sau khi Công ty hàng không vũ trụ Mỹ bị phát hiện xuất khẩu dữ liệu công nghệ cho Trung Quốc vào năm 1998, Quốc hội Mỹ lại chuyển quyền phê chuẩn cho Bộ Ngoại giao.

Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết, chính sách mới sẽ cho phép họ "xây dựng bức tường cao hơn đối với ít chương trình hơn". Trong tình hình đó, chính sách cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc của Mỹ sẽ không có sự thay đổi lớn, còn Trung Quốc càng không nên trông chờ sử dụng vũ khí của Mỹ để nâng cao hoặc vũ trang cho nền quốc phòng của mình.

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G của Hải quân Mỹ, do hãng Boeing sản xuất
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G của Hải quân Mỹ, do hãng Boeing sản xuất
Máy bay trực thăng AH-64D Longbow Apache của Mỹ
Máy bay trực thăng AH-64D Longbow Apache của Mỹ
Máy bay trực thăng CH-47 Mỹ bán cho Nhật
Máy bay trực thăng CH-47 Mỹ bán cho Nhật
Tàu tuần duyên USS Freedom Mỹ
Tàu tuần duyên USS Freedom Mỹ
Tàu tấn công đổ bộ USS Wasp LHD-1 Mỹ
Tàu tấn công đổ bộ USS Wasp LHD-1 Mỹ
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke Mỹ
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Mỹ
Tên lửa phòng không Patriot Mỹ
Tên lửa phòng không Patriot Mỹ
Xe tăng chiến đấu M1A2 Abrams Mỹ
Xe tăng chiến đấu M1A2 Abrams Mỹ
Đông Bình