Mỹ sẽ giành giật bằng được ảnh hưởng tại châu Phi từ tay Trung Quốc

30/12/2012 15:37
Đông Bình (nguồn CRI Online, TQ)
(GDVN) - Mỹ sẽ xây dựng căn cứ tấn công cho máy bay không người lái và điều quân với tính cách là một lực lượng chiến đấu tới các nước châu Phi.
Các căn cứ bí mật của quân Mỹ tại châu Phi (nguồn Tân Hoa xã)
Các căn cứ bí mật của quân Mỹ tại châu Phi (nguồn Tân Hoa xã)

Mạng CRI Online Trung Quốc vừa có bài viết dẫn nguồn hãng AP cho biết, năm 2013, quân Mỹ sẽ triển khai quân đội ở 35 nước châu Phi để ứng phó với mối đe dọa ngày càng tăng của các tổ chức cực đoan địa phương.

Những binh sĩ quân Mỹ này sẽ được điều ra nước ngoài vào năm mới, hỗ trợ huấn luyện và trang bị cho quân đội địa phương. Trừ phi có mệnh lệnh đặc biệt của Bộ Quốc phòng, những nhân viên Mỹ này không được phép tham gia các chiến dịch quân sự.

Theo bài báo, nguyên nhân quân Mỹ triển khai quân đội ở châu Phi là mối đe dọa tổ chức cực đoan ở một phần khu vực châu Phi và có liên quan đến tổ chức Al Qaeda ngày càng gia tăng, Bộ Ngoại giao Mỹ hy vọng có thể triển khai quân đội Mỹ ở nước ngoài để huấn luyện cho quân đội địa phương ứng phó với các nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai.

Quân Mỹ sẽ đóng quân ở các nước như Libya, Sudan, Algeria và Niger, đồng thời sẽ huấn luyện và vũ trang cho quân đội Kenya và Somalia để họ có thể chống lại tổ chức Al-Shabaab.

Vào đầu tháng 12/2012, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận, quân Mỹ không lâu nữa sẽ đến Mali để giúp nước này ứng phó với mối đe dọa của các thế lực cực đoan Hồi giáo.

Mỹ triển khai máy bay trực thăng không người lái Fire Scout (Chim lửa) ở châu Phi.
Mỹ triển khai máy bay trực thăng không người lái Fire Scout (Chim lửa) ở châu Phi.

Đối với vấn đề này, bình luận viên quân sự Trung Quốc, tướng Doãn Trác cho rằng, mối đe dọa khủng bố của Mỹ ở châu Phi tồn tại thực sự.

Doãn Trác cho rằng: “Do Mỹ từng hai lần bị nổ bom khủng bố lớn vào đầu thế kỷ này nhằm vào sứ quán Mỹ ở Tanzania và Kenya, số người chết đều hơn 100 người, không có sự chuẩn bị và lên kế hoạch lâu dài của Al Qaeda thì sẽ không có quy mô nổ bom như vậy.

Ở nhiều nước châu Phi, có rất nhiều khu vực do đạo Hồi kiểm soát. Còn có một tình hình mới chính là toàn bộ các nước Ả-rập, đặc biệt là một số nước Bắc Phi và khu vực Trung Đông, do Mỹ đẩy mạnh tấn công quân sự, một số tổ chức khủng bố bắt đầu rút khỏi những nước này, họ cho rằng châu Phi là một thiên đường, cho nên có khả năng nhất là gây ra cuộc chiến mới.

Những nước này đều là những nơi mà phương Tây và Mỹ có lợi ích quan trọng, nhưng cũng là nơi mỏng yếu nhất, chính quyền tương đối yếu, tổ chức khủng bố rất dễ nhân cơ hội phát triển của đạo Hồi để sinh sôi, phát triển các tổ chức ngầm”.

Trong hình là một trạm kiểm tra ở Mali. Những trẻ em vị thành niên này trở thành những binh sĩ trung thành của các thế lực cực đoan Hồi giáo. Nếu không ngăn chặn được sự lan tràn của các thế lực cực đoan, Mali dễ trở thành một Afghanistan thứ hai.
Trong hình là một trạm kiểm tra ở Mali. Những trẻ em vị thành niên này trở thành những binh sĩ trung thành của các thế lực cực đoan Hồi giáo. Nếu không ngăn chặn được sự lan tràn của các thế lực cực đoan, Mali dễ trở thành một Afghanistan thứ hai.

Ngoài ứng phó với chủ nghĩa khủng bố và các thế lực cực đoan, Doãn Trác cho rằng, quân Mỹ chuẩn bị triển khai quân ở châu Phi còn có tính toán về các mặt như chính trị và kinh tế.

Theo ông Doãn Trác: “Về kinh tế, châu Phi đang trở thành khu vực cung ứng năng lượng, khu vực tài nguyên chiến lược, khu vực năng lượng thay thế mới ngày càng quan trọng của Mỹ. Khu vực Trung Đông liên tục bất ổn, tình hình không ổn định, đồng thời bị các thế lực Hồi giáo cực đoan đe dọa.

Mỹ cho rằng, ở khu vực châu Phi có mối đe dọa ít hơn, cho nên rất nhiều lợi ích của họ được bố trí ở đây, ngoài ra, tài nguyên khoáng sản ở châu Phi rất phong phú, 45 loại tài nguyên khoáng sản của Mỹ chủ yếu dựa vào châu Phi.

Về chính trị, ngoại giao, phương Tây nhiều lần suy tính, Trung Quốc xâm nhập vào nền kinh tế châu Phi đã rất sâu, trong khi đó Mỹ hiện đã gặp một số khó khăn về kinh tế, không thể lại thay thế Trung Quốc về kinh tế, điều họ làm chính là can thiệp về quân sự, họ muốn sử dụng sức mạnh cứng, sử dụng sức mạnh quân sự để đối phó với sức mạnh mềm của Trung Quốc”.

Quân đội Mỹ đã quay trở lại Mali, bắt đầu huấn luyện cho Quân đội Mali, về khách quan có lợi cho tấn công chủ nghĩa khủng bố, cực đoan ở đây.
Quân đội Mỹ đã quay trở lại Mali, bắt đầu huấn luyện cho Quân đội Mali, về khách quan có lợi cho tấn công chủ nghĩa khủng bố, cực đoan ở đây.

Doãn Trác cho rằng, trong tương lai, quân Mỹ triển khai ở châu Phi có thể chủ yếu can thiệp bằng 2 hình thức.

Doãn Trác chỉ ra: “Một là xây dựng căn cứ tấn công cho máy bay không người lái. Họ muốn xây dựng căn cứ máy bay không người lái ở những khu vực của châu Phi có tổ chức khủng bố hoạt động, có thể tồn tại tổ chức Al Qaeda hoặc có nhân viên tình báo hoạt động; họ chuẩn bị lựa chọn một số địa điểm ở Bắc Phi, Tây Phi và Đông Phi, trong đó có Tanzania và Kenya.

Hai là, điều quân với tính cách là một lực lượng chiến đấu, chủ yếu là cung cấp sĩ quan huấn luyện, cố vấn quân sự để xâm nhập quân đội và các cơ quan sức mạnh như cảnh sát, hiến binh của các nước châu Phi để giúp chính phủ các nước này đề phòng, đối phó với các thế lực cực đoan Hồi giáo và tổ chức khủng bố, trong đó có một số phần tử vũ trang.

Loại can thiệp này chính là một loại can thiệp của hình thức phi chiến tranh, nhưng nó sẽ mở rộng rất lớn sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Phi”.

Sơ đồ kế hoạch Bộ Tư lệnh quân Mỹ tại châu Phi. Chống khủng bố là lý lý do chính đáng để Mỹ đóng quân, nhưng cũng là lý do để Mỹ đạt được lợi ích và thực hiện chiến lược.
Sơ đồ kế hoạch Bộ Tư lệnh quân Mỹ tại châu Phi. Chống khủng bố là lý lý do chính đáng để Mỹ đóng quân, nhưng cũng là lý do để Mỹ đạt được lợi ích và thực hiện chiến lược.
Trung Quốc gia tăng thâm nhập vào nền kinh tế các nước châu Phi.
Trung Quốc gia tăng thâm nhập vào nền kinh tế các nước châu Phi.
Vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi
Vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi
Đông Bình (nguồn CRI Online, TQ)