Mỹ sẽ nâng cấp 2 phiên bản tàu tuần duyên Freedom và Independence

17/12/2014 09:05
Đông Bình
(GDVN) - Ngoài bảo lưu nhiệm vụ SUW và ASW, tàu SSC sẽ được nâng cấp radar, các hệ thống tác chiến điện tử, mồi nhử, quản lý tín hiệu, bọc thép...
Tàu tuần duyên USS Freedom LCS-1 Hải quân Mỹ
Tàu tuần duyên USS Freedom LCS-1 Hải quân Mỹ

Mạng "Tin tức Trung Quốc" ngày 16 tháng 12 đưa tin, gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phê chuẩn kế hoạch nâng cấp đối với thiết kế tàu tuần duyên (LCS) Hải quân Mỹ dùng để tác chiến mặt nước cỡ nhỏ (SSC).

Tại cuộc họp báo của Lầu Năm Góc ngày 11 tháng 12, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ ADM Jonathan W. Greenert và trợ lý Tư lệnh Hải quân phụ trách nghiên cứu, phát triển và mua sắm Sean J. Stackley đã cùng tuyên bố sự lựa chọn này và nói rõ tiến hành nâng cấp đối với 2 loại thiết kế LCS để nâng cao năng lực tiến công, phòng thủ và sống sót.

Việc nâng cấp thiết kế đối với LCS lớp Freedom và lớp Independence hiện có, bao gồm sử dụng radar 3-D cải tiến, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống mồi nhử và hệ thống quản lý tín hiệu (có hệ thống khử từ tiên tiến) cùng với bọc thép lựa chọn không gian tăng cường. Tàu chiến mới trang bị tên lửa đất đối đất ngoài tầm nhìn (SSM), súng máy 25 mm, hệ thống phòng thủ và đối kháng ngư lôi...

SSC sẽ bảo lưu lựa chọn sử dụng khả năng thực hiện nhiệm vụ tác chiến mặt nước (SUW) và tác chiến săn ngầm (ASW) của LCS. Trang bị thực hiện nhiệm vụ SUW gồm pháo Mk46 30 mm và hệ thống pháo Mk50 bắn tên lửa Longbow Hellfire trên tàu, cùng với máy bay trực thăng MH-60 trang bị tên lửa Hellfire, máy bay không người lái MQ-8C Fire Scout, 2 tàu cao su dài 11 m.

Tàu tuần duyên USS Freedom LCS-1 Hải quân Mỹ
Tàu tuần duyên USS Freedom LCS-1 Hải quân Mỹ

Trang bị thực hiện nhiệm vụ ASW của tàu SSC gồm có 1 thiết bị định vị thủy âm thay đổi độ sâu và vũ khí ASW bắn từ máy bay trực thăng MH-60R, trong đó có ngư lôi. SSC sẽ còn bảo lưu pháo Mk110 57 mm.

Sean J. Stackley cho biết, mặc dù đã tăng vũ khí mới và bộ cảm biến, nhưng phương án nhằm vào giảm chất lượng đã làm giảm thấp chất lượng tổng thể của tàu. Hải quân có kế hoạch mua 20 tàu LCS để hoàn thành yêu cầu 52 tàu tác chiến mặt nước cỡ nhỏ, sẽ tiếp tục sản xuất 32 chiếc theo kế hoạch.

Chương trình SSC dự tính bắt đầu với ngân sách năm 2017, mua sắm bắt đầu vào năm 2019, trong tình hình không ảnh hưởng tới hoạt động bình thường, cuối cùng hoàn thành công tác sản xuất LCS.

Liên quan đến tàu tuần duyên Mỹ, mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 12 tháng 12 cũng có bài viết, dẫn lời quan chức Lầu Năm Góc cho biết, một số yêu cầu đặt ra đối với phương án thiết kế tàu tuần duyên mới gồm: có năng lực tự vệ mạnh hơn, hệ thống bảo vệ thân tàu tốt hơn, hệ thống chiến đấu được nâng cấp và thực hiện nhiều loại nhiệm vụ tác chiến như năng lực tác chiến săn ngầm, phòng không. Ngoài ra còn bao gồm hệ thống radar mảng pha và vũ khí tên lửa siêu tầm nhìn.

Tàu tuần duyên USS Freedom và USS Independence Hải quân Mỹ
Tàu tuần duyên USS Freedom và USS Independence Hải quân Mỹ

Các công ty Lockheed Martin và Aosta đã đưa ra phương án SSC nâng cấp uy lực dựa trên thiết kế tàu LCS. Hai công ty này đều tuyên bố họ đã làm tốt chuẩn bị ứng dụng rất nhiều cải tiến nói trên cho LCS.

Còn về phía hải quân, quan chức Lầu Năm Góc cho biết, cần nhanh chóng cung cấp chi tiết hơn về chương trình LCS và SSC.

Theo bài báo, thiết kế nguyên bản tàu LCS của Hải quân Mỹ dùng để thực hiện "tác chiến duyên hải", tức là trên cơ sở Mỹ hoàn toàn nắm quyền kiểm soát trên không, trên biển ở khu vực duyên hải đối phương, thực hiện tác chiến chống thủy lôi, săn ngầm và đặc biệt, vì vậy chỉ có hỏa lực được trang bị là rất yếu, tức là chỉ có pháo 57 mm và 30 mm, không có tên lửa chống hạm, cũng không có tên lửa phòng không.

Điều này làm cho loại tàu chiến tiên tiến có chi phí chế tạo lên tới 550 triệu USD này căn bản không có năng lực tham gia đối đầu với hạm đội chính quy. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho nó bị lên án trong những năm gần đây.

Theo bài báo, kẻ thù giả tưởng của Hải quân Mỹ trong tương lai sớm đã không còn là "nước bất hảo" dùng tàu nhỏ tự sát để phá hoại hàng hải ở vịnh Ba Tư, mà là siêu cường có quy mô hạm đội “không thua kém” Hạm đội Thái Bình Dương, trình độ tiên tiến của vũ khí “ngang” với Mỹ và còn có tên lửa đạn đạo chống hạm.

Tàu tuần duyên USS Independence LCS-2 Hải quân Mỹ
Tàu tuần duyên USS Independence LCS-2 Hải quân Mỹ

Điều này buộc Hải quân Mỹ từ bỏ chiến lược “ngoài khơi” đưa ra từ thời kỳ Rumsfeld - tức là thông qua kiểm soát vùng biển gần của đối phương, lấy đó làm cơ sở tấn công lãnh thổ đối phương, chuyển sang quay trở lại chiến lược "kiểm soát biển". Thậm chí, những năm gần đây, cũng với tên lửa đạn đạo chống hạm của đối tượng tác chiến không ngừng hoàn thiện, có chuyên gia kiến nghị Hải quân Mỹ tiếp tục lui ra xa, áp dụng chiến lược "kiểm soát biển xa" - lấy kiểm soát tuyến đường hàng hải cách xa lãng thổ kẻ thù làm thủ đoạn chính tấn công đối phương.

Bất kể là "kiểm soát biển" hay "kiểm soát biển xa", Hải quân Mỹ đều cầu một loại năng lực tác chiến nhất định, mà tàu chiến cỡ nhỏ giá rẻ và có thể sử dụng lượng lớn chính là quay trở lại tư duy thiết kế tàu hộ vệ lớp Perry. Nhưng, đồng thời, Hải quân Mỹ còn bị tác động bởi cắt giảm ngân sách. Vì vậy, việc chế tạo tàu chiến mới dựa trên nền tảng LCS ít nhất có thể tiết kiệm chi phí nghiên cứu chế tạo ban đầu.

Tuy nhiên, lô tàu chiến LCS đầu tiên sẽ trở thành "vật cản" của chương trình này. Những tàu chiến này có thân quá nhỏ, e rằng không thể lắp Aegis, cách thức cải tạo chúng sẽ trở thành vấn đề nan giải của người kế nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.

Ngoài ra, loại SSC này còn có thể giống với lớp Perry, trở thành "vũ khí lợi hại" xuất khẩu của Mỹ, đối với những nước và khu vực hiện đang sử dụng Perry, loại tàu chiến mới cũng sẽ có sức hấp dẫn nhất định.

Tàu tuần duyên USS Independence LCS 2 Hải quân Mỹ
Tàu tuần duyên USS Independence LCS 2 Hải quân Mỹ
Đông Bình