Mỹ triển khai tàu sân bay mạnh hơn tăng phản ứng nhanh với đồng minh

18/01/2014 10:19
Việt Dũng
(GDVN) - Tàu sân bay USS George Washington sẽ quay về Mỹ sửa chữa, còn tàu sân bay USS Ronald Reagan mạnh hơn sẽ thay thế triển khai ở căn cứ Yokosuka, Nhật Bản.
Tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ
Tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ

Quân Mỹ đóng tại Nhật Bản sắp nghênh đón một tàu sân bay động cơ hạt nhân khác. Ngày 14 tháng 1 Hải quân Mỹ tuyên bố, tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) sẽ thay thế tàu sân bay USS George Washington triển khai ở cảng Yokosuka Nhật Bản, trở thành trung tâm trong triển khai tuyến đầu của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ.

Trang mạng chính thức của Hải quân Mỹ ngày 14 còn tuyên bố, là một bộ phận trong chiến lược tái cân bằng của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cũng sẽ từ căn cứ Norfolk bờ biển phía Đông của Mỹ điều tới căn cứ San Diego ở bờ biển phía Tây.

Hãng Kyodo Nhật Bản ngày 15 tháng 1 cho  biết, Hải quân Mỹ đóng tại Nhật Bản tuyên bố, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington triển khai ở căn cứ Yokosuka sẽ trở lại Mỹ tiến hành sửa chữa, còn tàu USS Ronald Reagan sẽ triển khai ở căn cứ này. Thời gian bàn giao cụ thể sẽ tiết lộ trong thời gian tới.

Theo bài báo, tàu sân bay USS George Washington là chiếc thứ sáu của tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Nimitz, đưa vào hoạt động năm 1992, có thể mang theo 90 máy bay cánh cố định và cánh xoay. Năm 2008, nó thay thế tàu sân bay động cơ thông thường USS Kitty Hawk (CV 63) triển khai ở căn cứ Yokosuka, trở thành tàu sân bay động cơ hạt nhân duy nhất của Mỹ có cảng chính ở nước ngoài.

Sau đó, tàu này thường xuyên tham gia các hoạt động quân sự ở khu vực Đông Á. Hải quân Mỹ cũng đánh giá cao những biểu hiện của tàu sân bay này trong thời gian triển khai ở Nhật Bản.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN-76 của Hải quân Mỹ
Tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN-76 của Hải quân Mỹ

Trang mạng chính thức của Hải quân Mỹ cho biết, là một phần trong triển khai lực lượng tuyến đầu của Hải quân Mỹ, tàu sân bay USS George Washington là tàu sân bay động cơ hạt nhân đầu tiên được điều đến Nhật Bản.

"Duy trì khả năng triển khai lực lượng ở tuyến đầu hỗ trợ cho cam kết của Mỹ đối với bảo vệ an ninh và ổn định của Nhật Bản và khu vực châu Á-Thái Bình Dương cực kỳ quan trọng".

Trang mạng chính thức của Hải quân Mỹ cho biết, thay phiên tàu sân bay hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đối với liên đội hàng không, liên đội bay 5 của tàu sân bay USS George Washington vẫn sẽ đóng ở căn cứ hàng không Atsugi của quân Mỹ tại Nhật Bản. Ngoài ra, các công trình của các căn cứ San Diego hoặc Yokosuka cũng không cần tiến hành bất cứ thay đổi nào.

Tờ "The Stars and Stripes" Mỹ cho biết, người phát ngôn Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ đóng tại Nhật Jon Niland ngày 15 tháng 1 cho biết, phần lớn thủy thủ của tàu sân bay USS George Washington sẽ được điều sang tàu sân bay USS Ronald Reagan phục vụ, cho nên thay đổi nhân viên cũng sẽ không lớn lắm.

Cụm chiến đấu tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ và tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Cụm chiến đấu tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ và tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Tuy nhiên, có phân tích cho rằng, tàu sân bay USS Ronald Reagan đến sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh trên biển cho quân Mỹ đóng tại Nhật Bản. Tàu sân bay USS Ronald Reagan là chiếc thứ 9 của lớp Nimitz, cũng là một trong những tàu sân bay tiên tiến nhất hiện có của Hải quân Mỹ.

Tàu USS Ronald Reagan bàn giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2003, các trang thiết bị quan trọng như đảo tàu đều đã được thiết kế hoàn toàn mới, tính năng tổng thế được tiếp tục cải thiện so với các tàu sân bay trước đó.

Ngoài ra, tàu sân bay Reagan hoàn toàn không xa lạ với Nhật Bản. Năm 2011, trong thời gian động đất lớn ở Nhật Bản, tàu sân bay USS George Washington đang nằm trong giai đoạn sửa chữa, bảo dưỡng, vì vậy Hải quân Mỹ khẩn cấp điều tàu sân bay USS Ronald Reagan đến tham gia hoạt động cứu nạn ở Nhật Bản, tàu này vì vậy nhiều lần được Nhật Bản khen ngợi.

Trang mạng chính thức của Hải quân Mỹ tuyên bố, Mỹ coi trọng cống hiến của Nhật Bản đối với hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cùng với việc họ cam kết và "khoản đãi" lâu dài lực lượng tuyến đầu Hải quân Mỹ đóng tại Nhật Bản.

Hạm đội liên hợp Hải quân Mỹ-Nhật di chuyển trên biển ngày 12 tháng 6 năm 2013
Hạm đội liên hợp Hải quân Mỹ-Nhật di chuyển trên biển ngày 12 tháng 6 năm 2013

Những lực lượng này và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tạo nên khả năng cốt lõi cần thiết cho liên minh để thực hiện mục tiêu chiến lược chung của hai bên. Môi trường an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần Hải quân Mỹ điều tàu chiến có thực lực hơn, tình hình này có thể làm cho lực lượng tác chiến liên hợp trên biển có tốc độ phản ứng hết sức nhanh chóng.

Hãng Yonhap Hàn Quốc cho rằng, tàu sân bay Reagan được triển khai ở căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản là một phần của những nỗ lực tăng cường sẵn sàng chiến đấu trong khu vực của Lầu Năm Góc.

Tờ "The Stars and Stripes" cũng cho rằng, những điều động này là một phần của chiến lược điểm tựa/đòn bẩy của Mỹ ở khu vực chiến lược Thái Bình Dương, chính quyền Obama và Lầu Năm Góc coi khu vực này là địa điểm xem xét ưu tiên, lâu dài quan trọng nhất của họ.

Hạm đội Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Hạm đội Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Việt Dũng