Mỹ-Nhật tăng cường liên minh quân sự vũ trụ có lợi cho Nhật phòng thủ Trung Quốc

01/11/2015 15:03
Việt Dũng
(GDVN) - Hiện nay, Nhật Bản có căn cứ pháp lý dùng vũ lực để bảo vệ đồng minh và bạn bè, tăng cường liên minh quân sự vũ trụ Nhật-Mỹ có thể gây thù địch với Trung Quốc.

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 31 tháng 10 dẫn tạp chí Forbes Mỹ ngày 27 tháng 10 có bài viết cho rằng, Nhật Bản sẽ trở thành một lực lượng quân sự vũ trụ mạnh hơn. Họ tuyên bố, phát triển lực lượng vũ trụ có thể đề phòng các mối đe dọa an ninh từ CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc, đồng thời củng cố liên minh Nhật-Mỹ.

Năng lực vũ trụ của Nhật Bản là không thể nghi ngờ. Sự ủng hộ của Chính phủ và cấp cao trên phương diện này cũng không thể bác bỏ.

Nhật Bản dùng tên lửa đẩy H-2A phóng một vệ tinh thu thập tình báo dự phòng ở Trung tâm vũ trụ Tangegashima, tỉnh Kagoshima
Nhật Bản dùng tên lửa đẩy H-2A phóng một vệ tinh thu thập tình báo dự phòng ở Trung tâm vũ trụ Tangegashima, tỉnh Kagoshima

Theo bài báo, một vấn đề vẫn chưa được quan tâm đúng mức là: Nhật Bản muốn mở rộng quyền tự vệ tập thể ra không gian vũ trụ như thế nào.

Nói một cách đơn giản, quyền tự vệ tập thể chính là sử dụng vũ lực bảo vệ đồng minh hoặc quốc gia hữu nghị (bạn bè). Nhật Bản có quyền lợi này theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, nhưng theo giải thích Hiến pháp từ lâu thì không được thực hiện.

Tình hình này đã thay đổi. Nghị quyết được nội các Shinzo Abe đưa ra vào ngày 1 tháng 7 năm 2014 đã giải thích lại quyền tự vệ tập thể của Nhật Bản.

Khác với trước đây, việc giải thích lại đối với quyền tự vệ tập thể lần này đã làm thay đổi năng lực chi viện của Nhật Bản cho Mỹ hoặc các đồng minh khác.

Nói một cách cụ thể, Nhật Bản hiện nay có căn cứ pháp lý bảo vệ các nước như Quân đội Mỹ, chỉ cần họ có lợi cho phòng vệ của Nhật Bản.

Vệ tinh trinh sát (ảnh tư liệu minh họa)
Vệ tinh trinh sát (ảnh tư liệu minh họa)

Những phản ứng từ việc tiến hành sửa đổi Phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật vào tháng 4 năm 2015 đã cho thấy những thay đổi này sẽ có nghĩa gì trong bối cảnh liên minh Mỹ-Nhật.

Chính như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter nói, Mỹ hy vọng hợp tác với Nhật Bản theo "phương thức mới" ở khu vực này và toàn cầu.

Những phương thức mới này vẫn không rõ ràng lắm. Nhật Bản đã khởi động vững chắc vài việc. Năm 2008, Nhật Bản đem giải thích “chỉ dùng không gian vũ trụ cho mục đích hòa bình” từ mục đích "phi quân sự" sang "phi xâm lược".

Năm 2009, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, rất muốn có được một loạt năng lực vũ trụ dùng để bảo vệ an ninh quốc gia, đồng thời cho biết cần tiến hành hợp tác song phương với Mỹ.

Tháng 6 năm 2015, vệ tinh khí tượng mới của Nhật Bản truyền hình ảnh về
Tháng 6 năm 2015, vệ tinh khí tượng mới của Nhật Bản truyền hình ảnh về

Năm 2011, Nhật Bản và Mỹ ra tuyên bố chung cho biết, quan tâm bảo vệ và nghiên cứu vũ trụ. Hai nước sẽ tìm kiếm hợp tác trong việc sử dụng “nhận biết tình hình vũ trụ” (SSA), hệ thống dẫn đường vệ tinh, “nhận biết vùng biển từ vũ trụ” (MDA) và thiết bị dò tìm lưỡng dụng quân-dân dụng.

Hợp tác lâu dài xung quanh hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) cũng không nên bị quên lãng, nó cũng có thể dùng để triển khai hành động chống vệ tinh mang tính tấn công (ASAT).

Năm 2013, Nhật Bản và Mỹ đã ký kết "Thoả thuận thông tin và dịch vụ nhận biết tình hình vũ trụ". Năm 2015, Phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật chỉ rõ các con đường khác của hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật, tìm kiếm con đường bảo vệ bầu trời-vũ trụ chặt chẽ, có hiệu quả.

Các chủ đề như giảm tối đa rủi ro, tăng cường năng lực thích ứng, đề phòng thiệt hại, ngăn chặn các mối đe dọa từ không gian vũ trụ đều được thể hiện nổi bật trong những thay đổi pháp lý và chính sách này.

Nhật Bản sẽ phóng máy thăm dò vệ tinh Sao Hỏa đầu tiên vào năm 2021 (ảnh mô phỏng)
Nhật Bản sẽ phóng máy thăm dò vệ tinh Sao Hỏa đầu tiên vào năm 2021 (ảnh mô phỏng)

Nhưng, điều hoàn toàn không rõ ràng là hành động này sẽ ngăn chặn hay làm trầm trọng hơn thái độ thù địch của hai nước Nhật-Mỹ với các nước Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Nga ở không gian vũ trụ.

Việt Dũng