NATO "chơi xấu" Nga, TQ trong thương vụ bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ

28/07/2011 23:37
(GDVN) - NATO có thể sẽ ngừng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ những thông tin tình báo về các mối đe dọa tiềm năng.

(GDVN) - Báo “Daily News Hurriert” của Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, giới lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hết lời khuyên răn Thổ Nhĩ Kỳ không nên mua các hệ thống phòng không do Nga và Trung Quốc sản xuất.

Theo tuyên bố của người đại diện liên minh, NATO có thể sẽ ngừng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ những thông tin tình báo về các mối đe dọa tiềm năng nếu Ankara nhất quyết mua các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của Trung Quốc hoặc Nga.

Hiện nay, có 4 ứng viên nặng ký nhất có thể giành chiến thắng trong vụ đấu thầu cung cấp các hệ thống phòng không/ phòng thủ tên lửa tầm xa T-LORAMIDS (Turkish Long Range Air And Missile Defence System) cho các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ gồm:

NATO có thể sẽ ngừng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ những thông tin tình báo về các mối đe dọa tiềm năng nếu Ankara nhất quyết mua các hệ thống phòng không của Trung Quốc hoặc Nga
NATO có thể sẽ ngừng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ những thông tin tình
báo về các mối đe dọa tiềm năng nếu Ankara nhất quyết mua các
hệ thống phòng không của Trung Quốc hoặc Nga

Tập đoàn “Lockheed Martin”/“Raytheon” của Mỹ với tổ hợp được chế tạo trên cơ sở tổ hợp tên lửa phòng không Partiot phiên bản РАС-2 và РАС-3, Công ty CPMIEC (China National Precision Machinery Import and Export Corporation) của Trung Quốc với tổ hợp HQ-9 (phiên bản xuất khẩu FD-2000),

Tập đoàn “Rosoboronexport” của Nga với hệ thống S-300PMU-2, Tập đoàn “Evros” của Ý-Pháp với tổ hợp tên lửa phòng không SAMP/T mà nòng cốt là tên lửa phòng không có điều khiển Aster-30.

Hệ thống phòng không Partiot phiên bản RAC 3
Hệ thống phòng không Partiot phiên bản RAC 3

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ tuyên bố nhà thắng thầu vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.

Đa số các chuyên gia phương Tây và các quan chức cấp cao chính thức NATO đều thể hiện sự phản đối việc Thổ Nhĩ Kỹ mua các hệ thống của Nga hoặc Trung Quốc.

Họ cho rằng, các hệ thống của Nga và Trung Quốc rất khó khăn cho việc tích hợp vào hệ thống phòng không của NATO cũng như vấn đề về việc cung cấp phụ tùng.

Ngoài ra, nếu mua các hệ thống này thì cần phải chuyển các thông tin mật cho nhà thầu nên rất dễ rò rỉ thông tin. Tuy vậy, mặc dù bị chỉ trích và đe dọa nhưng hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa loại bỏ các nhà sản xuất của Nga và Trung Quốc ra khỏi danh sách tham gia đấu thầu.

alt
"Đứa con lai" Nga - Mỹ HQ-9 của Trung Quốc

Theo tuyên bố của một trong những người đại diện NATO, nếu các hệ thống của Trung Quốc hoặc Nga thắng thầu thì các hệ thống này sẽ hoạt động mà không được tích hợp với hệ thống trao đổi thông tin của NATO.

Hàng loạt chuyên gia phân tích phương Tây cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ nhận thức rõ những tác động tiêu cực nếu mua các tổ hợp của Nga và Trung Quốc, nhưng họ cố tình làm vậy nhằm ép các nhà sản xuất Mỹ và phương Tây giảm giá.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-2 của Nga
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-2 của Nga

Theo nhận định của Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (TSAMTO), khi đánh giá về lí do tại sao Trung Quốc và Nga tiếp tục tham gia tranh thầu, các chuyên gia phương Tây luôn nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ từ giới lãnh đạo NATO và những đánh giá của họ núp dưới chiêu bài sử dụng “các phương tiện truyền thông đại chúng” để “chế áp” Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, hệ thống phòng phông/phòng thủ tên lửa tầm xa T-LORAMIDS mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua theo dự kiến ban đầu là hệ thống quốc gia.

Hệ thống này không liên quan gì đến chương trình xây dựng tổ hợp phòng không chung của NATO. Đây là một vấn đề mang tính nguyên tắc và cơ hội luôn chia đều cho tất cả các bên tham gia tranh thầu.

Theo TSAMTO, chưa có sự “chế áp” rõ ràng nào đối với Thổ Nhĩ Kỳ từ phía NATO về lí do thông qua quyết định mua các hệ thống phòng không tầm xa và những dẫn chứng được đưa ra là một ví dụ về sự cạnh tranh không cân bằng trên thị trường vũ khí thế giới.

Hệ thống SAMP/T của
Hệ thống tên lửa phòng không SAMP/T của Ý - Pháp

Trong Hội nghị thượng đỉnh cấp cao Lisbon của NATO được tổ chức vào tháng 11/2010 đã thông qua quyết định xây dựng hệ thống phòng thủ chung của NATO. Ankara đồng ý với quyết định này chỉ sau khi liên minh thông qua một sửa đổi, mà theo đó Iran và một số nước không bị liệt vào danh sách các mối đe dọa tiềm năng.

Trong khuôn khổ hệ thống phòng không chung của NATO, dự kiến sẽ triển khai trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ trạm radar dải tần X có nhiệm vụ cảnh báo sớm các vụ tấn công tên lửa.

Giữa tháng 7 năm nay, những người đại diện Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận vấn đề triển khai trạm radar trong khuôn khổ chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Istanbul.

Theo kế hoạch, sau khi phát hiện một quốc gia “hiếu chiến”, radar sẽ phát hiện và mục tiêu có thể bị tiêu diệt bởi tên lửa đánh chặn SM-3, được bố trí tại các tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis, sẽ triển khai ở phía đông Địa Trung Hải và có thể là ở Romania.

{iarelatednews articleid='8952,8940,8894,8833,8840,8837,8828,8744,8706,8607,8604,8589,7895,8497,8500,8511,8178'}

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

alt