Năm 2020 Ấn Độ sẽ trở thành một cường quốc hải quân

23/03/2012 07:25
My Thái
(GDVN) - Không những thế, ngay cả trong vấn đề Biển Đông, quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc cũng đang trở nên căng thẳng, bởi Trung Quốc không hài lòng với Chính sách hướng Đông mà Ấn Độ đang đẩy mạnh tại đây.
Thời báo Hoàn Cầu mới đây có bài bình luận nói rằng, sự ổn định về an ninh, chính trị tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương phụ thuộc phần lớn vào “yếu tố Ấn Độ”.

 Để thu hẹp khoảng cách với Hải quân Tung Quốc, Ấn Độ đang theo đuổi ý tưởng hiện đại của Mahan.
Tại thời điểm chuyển giao giữa hai thiên niên kỷ, các cường quốc hải quân như Mỹ, Anh, Pháp và Nga đã cắt giảm số lượng tàu chiến thì lực lượng hải quân của các nước châu Á lại tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.
Tàu sân bay "Đô đốc Gorshkov" được Nga bán cho Ấn Độ
Tàu sân bay "Đô đốc Gorshkov" được Nga bán cho Ấn Độ
Một mặt, sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế của hai nước đòi hỏi một lực lượng hải quân mạnh để bảo vệ lợi ích biển của mình. Mặt khác là để đối phó những vấn đề tranh chấp lãnh hải đang diễn ra rất phức tạp.
Trước những tham vọng không ngừng của Hải quân Trung Quốc, quốc tế rõ ràng không quan tâm nhiều đến sức mạnh của Hải quân Ấn Độ trong thời gian gần đây.
Mục đích chính của sự tăng cường sức mạnh Hải quân Ấn Độ là để duy trì sự thống trị của họ tại khu vực Ấn Độ Dương, bởi vì Ấn Độ là một trong những nước nhập khẩu lớn dầu và khí đốt lớn nhất thế giới.
Năm 2009, Ấn Độ trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ ba thế giới với 26% năng lượng phải nhập khẩu.
Trong khí đó, Ấn Độ Dương đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thương mại hàng hải toàn cầu và là khu vực có trữ lượng tài nguyên dầu và khí đốt rất lớn. Đây cũng là khu vực quan trọng về giao thông hàng hải.
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên Arihanta do Ấn Độ tự sản xuất
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên Arihanta do Ấn Độ tự sản xuất
Nếu vùng biển này trở nên bất ổn sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng về kinh tế và chính trị cho không chỉ riêng Ấn Độ mà cho toàn thế giới.
Nói đến an ninh Ấn Độ, vấn đề đang lưu ý nhất là mối đe dọa từ Pakistan. Song, với tham vọng “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc, New Delhi ngày càng lo lắng cho vấn đề an ninh quốc gia.
Với chiến lược “chuỗi ngọc trai” Trung Quốc đang dần thiết lập phạm vi ảnh hưởng của mình tại khu vực Ấn Độ Dương, với mục tiêu đảm bảo cho các tàu thuyền vận chuyển nhiên liệu của mình qua lại tại đây.
Ấn Độ đã nhiều lần phản đối chiến lược "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương, nó đã đe dọa đến các căn cứ của Hải quân Ấn Độ, cũng như trong quan hệ giữa Ấn Độ với nước Cộng hòa Mauritius, Madagascar và Oman.
Không những thế, ngay cả trong vấn đề Biển Đông, quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc cũng đang trở nên căng thẳng, bởi Trung Quốc không hài lòng với Chính sách hướng Đông mà Ấn Độ đang đẩy mạnh tại đây.
Với mục tiêu mở rộng Chính sách hướng Đông, Ấn Độ đang chủ động mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á trước sự bực dọc của Trung Quốc.
Tàu khu trục tàng hình Chennai của Ấn Độ
Tàu khu trục tàng hình Chennai của Ấn Độ
Hiện Ấn Độ muốn tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực chính trị và kinh tế với các nước Đông Nam Á để có thể đối phó với mối quan hệ thân thiết giữa Trung Quốc và Pakistan.

Đâu là con số thực trong tiêu quốc phòng của Trung Quốc?

Đâu là con số thực trong tiêu quốc phòng của Trung Quốc?

06:52 | 23/03/2012

(GDVN) -Tạp chí quốc phòng Janes của Anh mới đây đưa tin, Trung Quốc đã đưa ra những công bố mà họ cho là thiếu trách nhiệm về các chi phí chế tạo vũ khí của mình.

Trước bối cảnh đó, Ấn Độ quyết định sẽ xây dựng một hạm đội viễn dương mạnh mẽ. Sau khi kế hoạch xây dựng một lực lượng hải quân hùng hậu, Ấn Độ sẽ bước vào hàng ngũ năm cường quốc hải quân hàng đầu thế giới.
Cho đến nay, Hải quân Ấn Độ được xây dựng chủ yếu dựa vào nhập khẩu của tàu chiến và vũ khí của nước ngoài. Trong một thời gian dài, Ấn Độ là đối tác chính trong lĩnh vực này của Nga và Pháp.
Khác với Trung Quốc, Ấn Độ không dễ trở thành quốc gia có ngành công nghiệp đóng tàu mạnh.

Tuy nhiên, trong 10 năm qua, Ấn Độ đã tự đóng một số tàu chiến cỡ vừa và các thiết bị hải quân khác với chất lượng tiến bộ đáng kể, đặc biệt là trong một số dự án tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay.
Với sự giúp đỡ của Nga, các dự án chế tạo vũ khí được thực hiện một cách dễ dàng hơn, ví dụ như dự án phát triển các tên lửa hành trình BrahMos và tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-2.
Chiến lược hải quân của Ấn Độ rất coi trọng đến thu thập thông tin, Ấn Độ đã dần dần thiết lập một hệ thống theo dõi bao gồm: các vệ tinh quân sự, máy bay không người lái, radar cảnh báo sớm và các loại máy bay trực thăng.
Từ năm 2013, Công ty Boeing sẽ cung cấp cho Ấn Độ 24 hệ thống giám sát từ xa Poseidon P-8.

Đặc biệt là, Ấn Độ đang có kế hoạch đóng 3 tàu sân bay loại vừa đến năm 2020, hai trong số đó sẽ luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra, Ấn Độ đang chuẩn bị mua một số tàu đổ bộ cỡ lớn.
Các nhà quân sự cấp cao Ấn Độ cho rằng, Hải quân Ấn Độ đang ưu tiên xây dựng những tàu chiến đa năng.

Do đó, từ năm 2020 đến năm 2025, Ấn Độ sẽ tăng cường hiện đại hóa các hạm đội tàu lớn, trong đó quan trọng nhất là 70 tàu khu trục và 30 tàu ngầm đang hoạt động.
Bằng cách này, Ấn Độ có nhiều khả năng đạt được những mục tiêu chiến lược đã đặt ra cho lực lượng Hải quân nhằm đảm bảo lợi ích cốt lõi của mình tại khu vực Ấn Độ Dương.
My Thái