Năng lực tuần tra đảo Senkaku của Trung Quốc tăng mạnh

09/07/2015 07:27
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Trung Quốc công bố xây dựng căn cứ mới ở biển Hoa Đông để chuyển sự chú ý của Nhật Bản từ Biển Đông quay về biển Hoa Đông.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 7 tháng 7 dẫn báo Nhật Bản cho biết, Cục Cảnh sát biển Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng căn cứ mới ở biển Hoa Đông.

Đầu tháng 6, trên trang mạng tỉnh Chiết Giang đã công bố nội dung tổ chức hội nghị của thành phố Ôn Châu và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc, cho biết, Cục Cảnh sát biển Trung Quốc có kế hoạch xây dựng căn cứ cỡ lớn.

Tờ "Tuần san kinh tế Nhật Bản" ngày 4 tháng 7 có bài viết cho rằng, thông tin này đã nhanh chóng được gỡ bỏ trên trang mạng. Đối với một loạt động thái này, có thể Trung Quốc cố tình làm như vậy với mục đích kiềm chế Nhật Bản.

Theo bài viết, nếu có ý đồ kiềm chế Nhật Bản thì cho thấy Trung Quốc lo ngại Nhật Bản triển khai hoạt động tuần tra ở Biển Đông, hy vọng chuyển sự chú ý của Nhật Bản vào nhóm đảo Senkaku.

Theo tờ báo này, xây dựng căn cứ "có lợi cho tuần tra bình thường bảo vệ chủ quyền trên biển ở đảo Senkaku", cách nói này xuất phát từ ý đồ không làm xấu đi quan hệ Nhật-Trung, nhưng vẫn thúc đẩy xây dựng căn cứ cảnh sát biển.

Quan chức Philippines coi Cảnh sát biển Trung Quốc là cướp có vũ trang ở Biển Đông
Quan chức Philippines coi Cảnh sát biển Trung Quốc là cướp có vũ trang ở Biển Đông

Đằng sau ý đồ không hy vọng làm xấu đi quan hệ Nhật-Trung của Trung Quốc có điều kiện kèm theo là "giai đoạn hiện nay". Cục Cảnh sát biển Trung Quốc hoàn toàn không phải là hải quân, nói cho cùng chỉ là tổ chức cảnh sát hay cơ quan thực thi pháp luật.

Theo báo Nhật, nội dung trên trang mạng này bao gồm quy mô căn cứ theo quy hoạch. Tên của căn cứ là "căn cứ chỉ huy và bảo đảm tổng hợp Ôn Châu".

Theo bài viết, trong thuật ngữ quân sự của Trung Quốc, "bảo đảm" là một khái niệm bao gồm bảo trì, tiếp tế. Điều này có nghĩa là căn cứ này có thể chỉ huy tàu tuần tra và máy bay của Cục Cảnh sát biển Trung Quốc, đồng thời có thể tiến hành bảo trì và tiếp tế đối với nó.

Diện tích của căn cứ khoảng 500.000 m2 (diện tích này quá lớn, có thể là báo Trung Quốc viết sai, hoặc Trung Quốc xây dựng rải rác các cơ sở của căn cứ này ở nhiều nơi trong khu vực có diện tích trên - PV), bến tàu dài khoảng 1.200 m, có công trình có thể đậu 6 tàu lớn lượng giãn nước 10.000 tấn, máy bay và nhà chứa trực thăng, cơ sở huấn luyện cỡ lớn.

Quan chức Philippines coi Cảnh sát biển Trung Quốc là cướp có vũ trang ở Biển Đông
Quan chức Philippines coi Cảnh sát biển Trung Quốc là cướp có vũ trang ở Biển Đông

Bài viết cho rằng, tập trung nhắc tới tàu lớn lớp 10.000 tấn nhằm cho thấy Cục Cảnh sát biển Trung Quốc đã sở hữu tàu tuần tra lớp 10.000 tấn.

Tháng 12 năm 2014, trên mạng xuất hiện hình ảnh về tàu cảnh sát biển Hải Cảnh-2901 đã hạ thủy. Được biết, tàu Hải Cảnh-2901 có lượng giãn nước trên 10.000 tấn, trang bị pháo bắn nhanh 76 mm.

Pháo bắn nhanh 76 mm lắp trên tàu Hải Cảnh-2901 và pháo chính sử dụng trên một số tàu chiến thuộc cùng một loại. Một số tàu hộ vệ của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng đã trang bị loại này. Trước đó, trên thế giới chỉ có tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ trang bị pháo bắn nhanh cỡ này.

Tại Hội nghị công tác biển toàn quốc tháng 1 năm 2014, Cục hải dương quốc gia Trung Quốc quyết định tập trung thúc đẩy công tác chế tạo 20 tàu cảnh sát biển mới, trong đó có 10 tàu tuần tra lớp 3.000 tấn, 4 tàu lớp 4.000 tấn, 4 tàu lớp 5.000 tấn và 2 tàu lớp 10.000 tấn. Hiện nay, một số tàu tuần tra đã đến lúc triển khai.

Quan chức Philippines coi Cảnh sát biển Trung Quốc là cướp có vũ trang ở Biển Đông
Quan chức Philippines coi Cảnh sát biển Trung Quốc là cướp có vũ trang ở Biển Đông

Theo bài viết, trước đây, tàu tuần tra có lượng giãn nước lớn nhất của Cục Cảnh sát biển Trung Quốc chỉ là lớp 4.000 tấn, không thể đối phó với tàu tuần tra lớp Shikishima của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.

Trung Quốc hy vọng triển khai tàu tuần tra lớp 10.000 tấn ở biển Hoa Đông, chiếm ưu thế lớn hơn so với Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ở khu vực xung quanh nhóm đảo Senkaku.

Đối với hoạt động của tàu thuyền cơ quan thực thi pháp luật nước ngoài sẽ rất khó thông qua quyền cảnh sát để ứng phó, bởi vì điều này khó ứng phó hơn so với hoạt động hải quân được luật pháp quốc tế quy định tương đối rõ ràng.

Theo bài viết, hiện nay, thảo luận về pháp chế bảo đảm an ninh của Nhật Bản là để khắc phục điểm yếu trước đây trên phương diện ứng phó của nước này, nhưng nếu chỉ mở rộng hoạt động Lực lượng Phòng vệ, không đồng thời tăng cường lực lượng của Cảnh sát và Lực lượng bảo vệ bờ biển, vẫn rất khó ứng phó với tàu tuần tra của Cục Cảnh sát biển Trung Quốc. 

Quan chức Philippines coi Cảnh sát biển Trung Quốc là cướp có vũ trang ở Biển Đông
Quan chức Philippines coi Cảnh sát biển Trung Quốc là cướp có vũ trang ở Biển Đông
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)