Nếu khai chiến với Mỹ, Trung Quốc có thể hoàn toàn bị động

07/06/2014 06:22
Việt Dũng
(GDVN) - Mỹ có ưu thế trước Trung Quốc ở trên không, trên biển, thậm chí trên vũ trụ...; máy bay chiến đấu TQ khó được các máy bay khác hỗ trợ trên Biển Đông.
Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Mỹ và Philippines tập trận đột kích đổ bộ ở Biển Đông
Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Mỹ và Philippines tập trận đột kích đổ bộ ở Biển Đông

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 6 tháng 6 dẫn trang mạng "Tiêu điểm Trung-Mỹ" Hồng Kông ngày 4 tháng 6 có bài viết nhan đề "Quân đội Mỹ vẫn có thể đe dọa Trung Quốc" của tác giả Benjamin Friedmann.

Bài viết cho rằng, gần đây, chuyên gia bình luận, nghị sĩ Đảng Cộng hòa, thậm chí đồng minh đều bắt đầu lo ngại cam kết quân sự của Mỹ ở châu Á.  Họ lo ngại, Lầu Năm Góc cắt giảm ngân sách và phân tán nguồn lực ở châu Âu và Trung Đông sẽ làm suy yếu khả năng hoặc mong muốn tác chiến của Mỹ. Như vậy, Trung Quốc có thể sẽ mạnh bạo sử dụng khả năng quân sự liên tục tăng lên để tiến hành xâm lược lãnh thổ.

Bài báo cho rằng, một số lo ngại này là không cần thiết. Chính quyền Obama có kế hoạch chi 521 tỷ USD cho quốc phòng trong năm tài khóa 2015, có thể sẽ còn bổ sung thêm 79 tỷ USD. 

"Ngân sách quốc phòng phi chiến tranh" năm 2016 vẫn sẽ trên mức bình quân thời kỳ Chiến tranh Lạnh, gấp gần 3 lần ngân sách chi tiêu quân sự của Trung Quốc. Tỷ lệ chi tiêu quân sự của Mỹ chiếm tổng GDP cũng lớn hơn nhiều so với Trung Quốc.

Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận đổ bộ ở Biển Đông (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)
Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận đổ bộ ở Biển Đông (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)

Bài báo cho rằng, đương nhiên, tổng chi tiêu quân sự không thể phản ánh tình hình chiến tranh giữa các nước. Tuy không thể tiến hành đánh giá toàn diện về cân bằng sức mạnh giữa Mỹ-Trung, nhưng những điểm dưới đây sẽ có ý nghĩa gợi ý.

Trước hết, trong các tình huống chiến tranh có thể bùng nổ, Mỹ và đồng minh sẽ phòng thủ một tuyến đường bờ biển hoặc một hải đảo. Phòng thủ sẽ dễ hơn tấn công, nhất là đối mặt với kẻ xâm lược trên biển. 

Nếu quân đội Trung Quốc tập kích Nhật Bản, phòng thủ hải đảo hoặc Đài Loan sẽ cần thiết. Lực lượng tránh trong các chiến hào có thể chịu được tập kích đường không, đồng thời tiêu diệt tàu hoặc máy bay mang theo lực lượng đổ bộ.

Thứ hai, bất cứ một cuộc chiến tranh giữa Mỹ-Trung nào đều sẽ xảy ra ở lĩnh vực Mỹ có ưu thế tương đối: trên không, trên biển, thậm chí trên vũ trụ. 

Mặc dù Trung Quốc triển khai thành công tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình có khả năng tập kích tàu chiến di động của Mỹ, độ chính xác của những tên lửa này cũng sẽ lệ thuộc vào radar, trong khi đó radar rất dễ bị gây nhiễu hoặc bị tập kích.

Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận đổ bộ ở Biển Đông (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)
Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận đổ bộ ở Biển Đông (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)

Trung Quốc hầu như không có khả năng bám theo hoặc đánh chìm tàu ngầm Mỹ, trong khi đó tàu ngầm Mỹ sẽ gây ra rắc rối lớn cho hải quân Trung Quốc. 

Ở Biển Đông, cự ly bay của máy bay chiến đấu Trung Quốc sẽ vượt phạm vi hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm và máy bay khác.

Thứ ba, hạn chế điều quân của quân đội Mỹ đã bị thổi phồng. Nhân vật phe diều hâu cho biết, trách nhiệm toàn cầu của Mỹ giúp cho họ chỉ có thể phân ra một phần lực lượng nhằm vào Trung Quốc. 

Nhưng, nếu có khủng hoảng/nguy cơ buộc quân đội Mỹ di chuyển đến khu vực này, chiến tranh cũng căn bản sẽ không nổ ra. Đồng thời, Trung Quốc cũng có mối lo ngại quân sự của họ, như Ấn Độ.

Thứ tư, vũ khí hạt nhân của Mỹ có tác dụng răn đe rất lớn đối với Trung Quốc. Mặc dù nhà lãnh đạo Trung Quốc nghi ngờ Mỹ sẽ mạo hiểm rủi ro chiến tranh hạt nhân với đồng minh, hậu quả phán đoán nhầm cũng sẽ làm lặng sóng ý nghĩa phát động xâm lược của họ. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng không thể tin chắc, kho vũ khí hạt nhân của họ có thể tránh được đợt tấn công đầu tiên của Mỹ.

Giới chính sách ngoại giao của Washington có quan điểm riêng về khả năng răn đe, họ cho rằng, mỗi quyết định chính sách ngoại giao gây phiền phức cho bản thân đều sẽ làm cho khả năng răn đe/uy hiếp của Mỹ bị ảnh hưởng. Nhưng, sự ổn định của Đông Á vẫn vững chắc, bởi vì tất cả nước lớn đều sẽ bị thua trong chiến tranh.

Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận đổ bộ ở Biển Đông
Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận đổ bộ ở Biển Đông
Việt Dũng