Nga - Trung Quốc sẽ ký kết gần 30 văn kiện hợp tác

20/05/2014 09:25
Theo Tiếng nói nước Nga
(GDVN) - Cuộc tập trận chung diễn ra trên nền chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Trung Quốc.

Chính trong thời gian các nước phương Tây đe dọa cô lập Nga với thế giới vì lập trường của Matxcơva về Ukraina, thì sự hợp tác chính trị, quân sự và kinh tế giữa Nga và Trung Quốc, Ấn Độ, Iran lại nhanh chóng vươn tới tầm mới. Ngoài những mục tiêu cụ thể, chuyến công du của Tổng thống Vladimir Putin đến CHND Trung Hoa những ngày 20-21 tháng Năm cho thấy rằng hướng Đông đối với LB Nga tràn đầy triển vọng.

Những bước đi của Nga về phía Đông trong những năm gần đây ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Vừa phát triển vùng Viễn Đông của mình, Matxcơva vừa tích cực tham gia vào các tổ chức khu vực, củng cố và thiết lập các liên hệ song phương. Sự kiện nổi bật nhất trong những ngày này là cuộc tập trận hải quân Nga-Trung "Hiệp lực biển” ở biển Hoa Đông.

Cuộc tập trận chung diễn ra trên nền chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Trung Quốc. Đang chờ đợi là trong quá trình hội đàm các bên sẽ ký kết gần 30 văn kiện, trong đó có những văn kiện mang tính chiến lược. Và đến trung tuần tháng Bảy năm nay trong vùng biển Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc tập trận hải quân chung Nga-Ấn "Indra -2014", phô trương rõ ràng rằng LB Nga thực thi kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự không chỉ riêng với Trung Quốc mà còn cả với các nước khác ở châu Á.

Điều này hoàn toàn tự nhiên, bởi Nga là quốc gia Á-Âu độc đáo, có phần lớn lãnh thổ nằm ở châu Á. Ngoài ra, tiềm năng kinh tế của khu vực châu Á hiện nay thực sự hấp dẫn, - Giáo sư Leonid Grigoriev của Trường Kinh tế Cấp cao nhận xét.

“Đặc điểm địa lý kết cấu nước Nga vào một số thị trường lớn của khu vực. Vùng Thái Bình Dương đầy hứa hẹn về kinh tế. Mức tăng trưởng kinh tế châu Âu trong khoảng 1% ở Mỹ chỉ số này cũng không lớn, còn các nước châu Á những năm tới sẽ tiếp tục phát triển, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ và những quốc gia khác. Đang mở ra những thị trường rộng lớn, trong tương quan này chuyển dịch xuất khẩu và nhập khẩu Nga tới đó là tiến trình tự nhiên hợp qui luật”.

Khối lượng giao thương giữa Nga và Trung Quốc đang không ngừng tăng lên. Đến năm 2020, kim ngạch thương mại song phương dự kiến ​​đạt 200 tỷ USD. Các nước dành quan tâm đặc biệt cho những dự án đôi bên như năng lượng điện, bảo vệ môi trường, sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế, phát triển công nghệ thông tin tiên tiến, năng lượng hạt nhân và vũ trụ. Hợp tác giữa Matxcơva và Bắc Kinh trong lĩnh vực tài chính hướng tới mục tiêu bảo vệ an toàn cho đồng rúp và đồng nhân dân tệ khỏi biến động tỷ giá ngoại tệ thế giới.

Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng đang được mở rộng giữa Nga và Iran. Cả Bahrain cũng đã quyết định tăng cường quan hệ kinh tế với Nga. Những bước đi này là bằng chứng cho thấy biện pháp trừng phạt của phương Tây không thể kiềm chế các nước khác phát triển liên hệ kinh doanh với Nga.

Nước Nga sẽ không đặt ra câu hỏi theo kiểu loại trừ - Đông hay là Tây. Với châu Âu, Nga có quan hệ hợp tác lâu dài và sẵn sàng bảo tồn để tiếp tục phát triển. Nhưng nếu như các nước phương Tây tao nguy cơ cho liên hệ kinh tế nhằm phục vụ tham vọng chính trị, Nga luôn có phương hướng đầy tiềm năng và triển vọng để chuyển hướng nỗ lực cho những thành quả mới của mình, - các chuyên viên nhấn mạnh .

Theo Tiếng nói nước Nga