Nga: Đông Nam Á có nhu cầu vũ khí hải quân ngày càng cao

05/07/2013 06:19
Đông Bình
(GDVN) - Xu thế hiện nay là giảm số lượng tàu chiến cỡ lớn, tăng mua tàu hộ vệ hạng nhẹ, tàu ngầm nhỏ... khu vực Đông Nam Á có nhu cầu vũ khí hải quân ngày càng cao.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Steregushchy Type 20380, Hải quân Nga.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Steregushchy Type 20380, Hải quân Nga.

Ngày 3 tháng 7, tờ "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga cho biết, Triển lãm hải quân quốc tế St. Petersburg sắp khai mạc đã trở thành nơi Nga thể hiện những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực chế tạo tàu quân dụng với thế giới, trở thành một danh thiếp quan trọng tiếp thị vũ khí trang bị hải quân.

Các sản phẩm được doanh nghiệp Nga trưng bày tại Triển lãm hải quân quốc tế St. Petersburg đã thể hiện đầy đủ phương châm chiến lược quốc gia làm chấn hưng hải quân và hệ thống công nghiệp quốc phòng những năm gần đây. Sự quan tâm đối với triển lãm hải quân quốc tế St. Petersburg của các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước lớn trên thị trường vũ khí hải quân vượt sự trông đợi của tất cả mọi người.

Dù sao, các sản phẩm trưng bày của Tập đoàn đóng tàu liên hợp Nga đã phản ánh đầy đủ xu thế phát triển chính của ngành đống tàu thế giới trong giai đoạn hiện nay và triển vọng ngắn hạn sắp tới, chẳng hạn xu thế giảm số lượng tàu chiến cỡ lớn (loại 1) rất nổi bật đối với các nước lớn hải quân trên thế giới.

Đến nay, tàu chiến loại 2 và loại 3 của hải quân các nước đã có năng lực hầu như hoàn toàn tương đồng với tàu chiến loại 1 của 30-40 năm trước, trong đó sức chiến đấu về uy lực hỏa lực và vũ khí tên lửa của tàu hộ vệ hạng nhẹ hiện đại đã vượt tàu tuần dương của thập niên 70 thế kỷ trước.

Xu thế chính thứ hai là các nước trên thế giới đều đang nỗ lực duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu, đồng thời cố gắng cắt giảm chi tiêu mua sắm tàu chiến, kết quả thúc đẩy tất cả các nước lớn hải quân đều đang ra sức sản xuất hàng loạt sản phẩm mới, chẳng hạn rất nhiều quốc gia đều ngày càng chú trọng tàu chiến duyên hải (tàu hộ vệ hạng nhẹ, tàu hộ vệ).

Tàu ngầm thông thường Type 636 Nga
Tàu ngầm thông thường Type 636 Nga

Loại tàu chiến có lượng giãn nước từ 2.500-4.000 tấn này được trang bị vũ khí tên lửa, nhân viên từ 150-180 người, có thể mang theo 1-2 máy bay trực thăng.

10 năm trước, Nga đã dự báo chính xác được xu thế này, Cục thiết kế hải quân Rubin đã nghiên cứu chế tạo ra tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 20380 có chỉ tiêu tỷ lệ giữa hiệu suất và giá độc nhất vô nhị, tiềm năng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tương đối lớn.

Một xu thế khác là tiềm năng xuất khẩu tàu ngầm trong 15 năm tới tương đối lớn, hơn nữa lượng giãn nước của tàu ngầm sẽ tiếp tục thu nhỏ, vũ khí tên lửa, bao gồm giếng phóng thẳng đứng tên lửa hành trình, sẽ tiếp tục tăng cường.

Trên phương diện này, một trong những sản phẩm tốt nhất là tàu ngầm thông thường triển vọng Type Amua-950 do Cục thiết kế Rubin nghiên cứu chế tạo, lượng giãn nước của nó chỉ 1.000 tấn, có thể trang bị 10 quả tên lửa hành trình.

Căn cứ vào dự đoán của các nhà phân tích có uy tín, trong 20 năm tới nhu cầu tàu chiến quân dụng hiện đại trên thị trường vũ khí hải quân thế giới sẽ cao tới 745 tỷ USD. Tuy những tác động xấu nhất định của tình hình tài chính làm giảm vị thế của các nước Mỹ, Âu trên thị trường vũ khí hải quân thế giới, nhưng trong 20 năm tới, Mỹ vẫn là nước lớn hàng đầu trên thị trường vũ khí hải quân, dự kiến sẽ chi hơn 300 tỷ USD mua sắm 305 tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và các tàu khác mới.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ vượt châu Âu vươn lên vị trí thứ hai trên thị trường vũ khí hải quân thế giới, trong 20 năm tới sẽ mua 180 tỷ USD tàu chiến mới và thiết bị đồng bộ.

Trong đó, người đi đầu trên thị trường châu Á-Thái Bình Dương sẽ là Ấn Độ và Trung Quốc, hơn nữa trong thời gian này hai nước Ấn Độ, Trung Quốc mỗi bên đều sẽ có được trên 100 tàu nổi và tàu ngầm mới, theo sát phía sau là những nước lớn hải quân của châu Á-Thái Bình Dương gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia.

Tàu ngầm động cơ diesel lớp Amur Nga
Tàu ngầm động cơ diesel lớp Amur Nga

Căn cứ vào đánh giá của các chuyên gia, trên thị trường vũ khí hải quân các nước châu Á-Thái Bình Dương, tỷ trọng của Ấn Độ và Trung Quốc rất cao, về số lượng sẽ chiếm khoảng 30%, về kim ngạch hợp đồng sẽ chiếm khoảng 45%.

Hơn nữa, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ còn dẫn đầu trong lĩnh vực chế tạo tàu sân bay mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngoài ra hai nước cũng rất coi trọng chương trình chế tạo tàu ngầm. Trong 20 năm nữa, các nước châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ chế tạo hơn 100 tàu ngầm mới, chiếm 40% chương trình chế tạo 270 tàu ngầm mới của thị trường thế giới.

Các nước Đông Nam Á có nhu cầu càng cao đối với vũ khí trang bị hải quân mới, trong đó 6 nước sẽ chi hơn 21 tỷ USD chế tạo tàu chiến mới trước năm 2033. Những nước có vị thế dẫn đầu của thị trường vũ khí hải quân khu vực Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, mục tiêu mua sắm hàng đầu là tàu hộ vệ, tàu hộ vệ hạng nhẹ, tàu tuần tra biển gần, tàu ngầm thông thường và tàu đổ bộ có sử dụng công nghệ hiện đại. Đồng thời, các nước Đông Nam Á còn rất coi trọng đối với việc nâng cấp hiện đại hóa vũ khí trang bị hiện có.

Điều cần chỉ ra là, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga ( Rosoboronexport) đưa ra các sản phẩm tại Triển lãm hải quân quốc tế St. Petersburg không chỉ đã phản ánh nhu cầu của thị trường vũ khí hải quân hiện đại, đồng thời còn đang định hướng cho các khách hàng tiềm năng mua sắm những sản phẩm xuất khẩu được hoanh nghênh nhất, trong đó có tàu tuần tra và thuyền máy các loại cấp độ và công dụng.

Trước hết là tàu ngầm thông thường Type Amur-1650, sản phẩm tiêu thụ trong nước của nó là tàu ngầm lớp Lada, chiếc đầu tiên mang tên St. Petersburg đã biên chế cho Hải quân Nga vào năm 2010, tàu này có hệ thống vũ khí mạnh và cân đối, gồm có tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình sử dụng cho tiêu diệt các mục tiêu mặt đất.

Tàu này sử dụng hệ thống sonar độc nhất vô nhị, không chỉ tăng mạnh khoảng cách dò tìm mục tiêu, mà còn giảm rõ rệt mức độ tiếng ồn, làm cho tính năng của nó có ưu thế rõ rệt so với sản phẩm cùng loại của phương Tây.

Tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ, Hải quân Việt Nam, do Nga chế tạo
Tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ, Hải quân Việt Nam, do Nga chế tạo

Ngoài ra, sức chiến đấu của tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 11661E Gepard 3.9 cũng đã được các chuyên gia đánh giá cao, tàu này áp dụng thiết kế két cấu và công nghệ tàng hình, có tính năng tiên tiến, có thể độc lập hoặc hành động theo biên đội có hiệu quả cao, thực hiện các nhiệm vụ như hộ tống, tuần tra, bảo vệ biên giới biển và vùng kinh tế, phiên bản tiêu thụ trong nước là tàu Tatarstan đã biên chế cho Hải quân Nga vào năm 2003 và 2011, phiên bản xuất khẩu cũng được hoan nghênh, năm 2011 nhà máy đóng tàu Zelenodolsk đã chế tạo 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 11661E cho Hải quân Việt Nam, năm nay có kế hoạch tiếp tục chế tạo 2 tàu chiến loại này cho Việt Nam.

Các sản phẩm có tiềm lực xuất khẩu tương đối mạnh khác gồm có thuyền máy tên lửa Type 14310 (tàu tuần tra cao tốc Mirage), có thể dùng để tuần tra thường trực, kiểm tra tàu thuyền qua lại, tham gia các hành động cảnh giới trên biển, tốc độ nhanh nhất có thể đạt 50 hải lý/giờ.

Tiềm lực xuất khẩu tàu tuần tra cao tốc Mangust cũng tương đối lớn, tốc độ tối đa của nó trên 40 hải lý/giờ, về cơ bản có thể chặn đường bất cứ mục tiêu tốc độ cao nào trên biển, nó trang bị súng máy 14,5 mm, hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla-1M và súng phóng lựu chống ngầm cầm tay DP-64, hỏa lực tương đối mạnh. Còn tàu tuần tra Type 12200 Sobol nặng 60 tấn chủ yếu dùng cho lãnh hải, tuần tra trực chiến trên sông, theo dõi và bảo vệ trật tự vận tải trên biển/sông.

Tàu tuần tra cao tốc Mirage Type 14310 do Nga chế tạo
Tàu tuần tra cao tốc Mirage Type 14310 do Nga chế tạo

Năm 2012, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga bàn giao sản phẩm quân sự có tổng kim ngạch là 12,9 tỷ USD cho 60 quốc gia, trong đó tỷ lệ vũ khí hải quân chiếm khoảng 18%.

Tổng giám đốc công ty là Isaikin chỉ ra, năm 2012, các nước châu Á-Thái Bình Dương chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí, Trung Đông chiếm 23%, Mỹ Latinh chiếm 18%, Cộng đồng các quốc gia độc lập chiếm 12%, Âu-Mỹ chiếm 3%, nam châu Phi chiếm 1%.

Mặc dù cạnh tranh trên thị trường quốc tế rất gay gắt, nhưng sức cạnh tranh của vũ khí trang bị Nga tương đối cao, làm cho Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga vẫn có thể trông đợi vào việc duy trì xu thế tăng trưởng tích cực trong năm nay, tỷ lệ xuất khẩu vũ khí trang bị hải quân năm nay sẽ chiếm khoảng 20%, tăng hơn một chút so với năm 2012.

Công ty dự đoán, việc cung ứng tàu ngầm thông thường của Nga cho thị trường thế giới sẽ mở rộng, chủ yếu là tàu ngầm thông thường Type 636 và tàu ngầm Type Amur-1500, trong đó có phiên bản sử dụng động cơ AIP.

Căn cứ vào số liệu thống kê của Viện nghiên cứu vũ khí trang bị hải quân và chế tạo tàu, Học viện hải quân Nga, hiện nay, Nga đứng thứ hai trong bảng xếp hạng xuất khẩu tàu ngầm thông thường trên thế giới, chiếm 37%, chỉ thấp hơn Đức (48%), Pháp đứng thứ ba, chiếm tỷ lệ 7%, Trung Quốc xếp thứ tư, chiếm 5%, Anh thứ 5 với 3%.

Tàu tuần tra tên lửa đa năng Mangust do Nga chế tạo
Tàu tuần tra tên lửa đa năng Mangust do Nga chế tạo

Mặc dù giá cả tàu ngầm tăng mạnh, nhưng số lượng quốc gia sở hữu tàu ngầm hiện nay vẫn đang từng bước tăng lên. Trên thị trường vũ khí hải quân thế giới, sản phẩm được hoan nghênh chủ yếu là tàu ngầm thông thường có lượng giãn nước 1.500-2.000 tấn.

Đồng thời, sức hấp dẫn của tàu ngầm thông thường lớp 500-1.000 tấn cũng sẽ tăng lên rõ rệt, đây là do những nước quan tâm có kế hoạch sử dụng loại tàu ngầm này chủ yếu cho thực hiện nhiệm vụ biển gần, hơn nữa khả năng kinh tế của bản thân có hạn.

Đến nay, biên chế của hải quân các nước trên thế giới tổng cộng có 210 tàu ngầm nhập khẩu, trong đó 36 tàu ngầm được hợp tác chế tạo với nước xuất khẩu. 10 năm gần đây, nhu cầu của nước nhập khẩu tàu ngầm giảm rõ rệt, kế hoạch sản xuất tàu ngầm thông thường cho hải quân trong nước tiếp tục tăng lên, nhu cầu hợp tác chế tạo lượng lớn tàu ngầm không ngừng mở rộng.

Đến trước năm 2015 dự kiến có khoảng 80% tàu ngầm hiện có sẽ nghỉ hưu do hết hạn sử dụng, khi đó có thể kích thích tích cực nhu cầu nhập khẩu tàu ngầm. Hiện nay, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Israel, Việt Nam, Malaysia, Ai Cập, Pakistan, Italy, Singapore, Thuỵ Điển, Na Uy, Brazil đều đã xây dựng chương trình quốc gia về xây dựng lực lượng tàu ngầm. Tình hình kinh tế của quốc gia cá biệt ở Trung Đông không tồi, quy mô chi tiêu quân sự tương đối lớn, trình độ phát triển hải quân tương đối cao, dự kiến cũng có thể mua sắm tàu ngầm thông thường.

Tàu tuần tra lớp Sobol Type 12200 do Nga chế tạo
Tàu tuần tra lớp Sobol Type 12200 do Nga chế tạo
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình