Nga: Trung Quốc sẽ bán 6 tàu ngầm lớp Nguyên cho Pakistan

07/02/2014 09:36
Đông Bình
(GDVN) - Tàu ngầm bán cho Pakistan là S20 có thể là phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm lớp Nguyên, không trang bị hệ thống AIP, có thể ký hợp đồng vào cuối năm 2014.
Tàu ngầm thông thường Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Tàu ngầm thông thường Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 6 tháng 2 dẫn trang mạng Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới (TSAMTO) Nga ngày 5 tháng 2 đưa tin, gần đây có quan chức cấp cao Pakistan tiết lộ cho tờ "Jane's Defense Weekly", nước này có khả năng ký kế hợp đồng mua 6 tàu ngầm động cơ thông thường của Trung Quốc trước cuối năm nay (2014).

Trước đó từng có bài báo cho rằng, ngay từ tháng 3 năm 2011, Islamabad từng nhận được đề nghị của Bắc Kinh có liên quan đến việc cung cấp 6 tàu ngầm động cơ thông thường.

Có nguồn tin phương Tây ở Islamabad cho rằng, xét thấy Trung Quốc hiện nay đang tích cực chào bán tàu ngầm động cơ diesel-điện S20 (phiên bản cải tiến xuất khẩu của tàu ngầm lớp Nguyên của Hải quân Trung Quốc) mới nhất cho thị trường quốc tế, tàu ngầm mà Pakistan có kế hoạch mua rất có thể chính là loại tàu này.

Nguồn tin đến từ chính quyền Pakistan cho biết, hai bên Pakistan-Trung Quốc thực sự đã xác định chi tiết kỹ thuật của giao dịch này, hiện vẫn đang thảo luận chủ yếu là vấn đề thanh toán tài chính hợp đồng. Ngoài ra, có quan chức Pakistan tiết lộ với tờ "Jane's Defense Weekly", việc đàm phán có liên quan đến hợp đồng này đã ở giai đoạn kết thúc, quá trình này sẽ không duy trì thời gian quá lâu: thỏa thuận có khả năng ký kết trước khi kết thúc năm 2014.

Tàu ngầm thông thường Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Tàu ngầm thông thường Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Cung cấp tàu ngầm động cơ thông thường cho Pakistan sẽ tiếp tục củng cố vị thế của Trung Quốc là nhà cung ứng chủ yếu trang bị kỹ thuật quân sự cho lực lượng vũ trang Pakistan, đồng thời cũng sẽ nâng cao rất lớn thực lực tác chiến của Hải quân Pakistan.

Tàu ngầm động cơ diesel-điện S20 được nghiên cứu chế tạo dựa trên nền tảng tàu ngầm Type 041 (NATO gọi là lớp Nguyên) trang bị cho Hải quân Trung Quốc, độ dài của nó là 66 m, rộng 8 m, cao 8,2 m, lượng giãn nước khi nổi là 1.850 tấn, lượng giãn nước khi lặn là 2.300 tấn, tốc độ lớn nhất là 18 hải lý/giờ, hành trình lớn nhất khi chạy với tốc độ 16 hải lý/giờ là 8.000 hải lý, khả năng hoạt động liên tục 60 ngày, thủy thủ đoàn 38 người.

Tàu ngầm S20 áp dụng thiết kế thân 2 vỏ, độ sâu lặn tối đa là 300 m, điểm khác với Type 041 mà Hải quân Trung Quốc sử dụng là tàu này hoàn toàn không trang bị "thiệt bị đẩy không lệ thuộc không khí" (AIP) - loại thiết bị này có thể lắp theo yêu cầu của khách hàng.

Căn cứ vào số liệu công bố của Công ty TNHH thương mại quốc tế công nghiệp nặng tàu thủy Trung Quốc, tàu ngầm S20 đã trang bị thiết bị dò tìm âm thanh nước đổi tần số (biến tần) và sonar dây kéo (thiết bị định vị thủy âm), vũ khí chủ yếu gồm có ngư lôi, thủy lôi và tên lửa chống hạm.

Tàu ngầm thông thường Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Tàu ngầm thông thường Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Tuy công ty này hoàn toàn chưa công bố chi tiết loại vũ khí trang bị cho S20, nhưng họ tuyên bố có thể cung cấp ngư lôi, ngư lôi đẩy tên lửa và ngư lôi chống ngư lôi (ATT, anti-torpedo torpedo) theo yêu cầu của khách hàng.

Hiện nay, Hải quân Pakistan trang bị tổng cộng 5 tàu ngầm kiểu cũ nhập khẩu của Pháp: 3 tàu ngầm Agosta-90B nhập khẩu từ thập niên 90 của thế kỷ trước và 2 tàu ngầm Agosta-70 nhập khẩu từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước.

Vào năm 2009, Hải quân Pakistan từng cân nhắc mua 3 tàu ngầm Type 214 do Đức chế tạo, nhưng kế hoạch này cuối cùng gặp phải trở ngại do chi phí mua sắm quá cao.

Điều cần chỉ ra là, cách đây không lâu, Trung Quốc đã ký với Pakistan hợp đồng cung cấp 2 lò phản ứng hạt nhân dùng để xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Phía Trung Quốc sẽ cung cấp khoản vay 6,5 tỷ USD cho Pakistan để thực hiện giao dịch này.

Tàu ngầm thông thường Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Tàu ngầm thông thường Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Đông Bình